Chẩn đoán và điều trị chấn thương niệu đạo
Chấn thương niệu đạo là một trong những bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở nam giới, đối với những bệnh nhân nữ mắc chấn thương niệu đạo thì tương đối nặng và nguy hiểm.
- Biện pháp điều trị sỏi đường mật trong gan như thế nào cho hiệu quả?
- Bài giảng tổng quan về viêm ruột thừa
- Tổng quan về hội chứng tắc ruột trong bệnh lý ngoại khoa
Chẩn đoán và điều trị chấn thương niệu đạo
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, theo giải phẫu sinh lý niệu đạo, khi dương vật mềm niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm. Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu niệu khoa. Chấn thương niệu đạo thường xảy ra ở nam giới, hiếm gặp ở nữ giới, nếu gặp thường rất nặng..
Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán chấn thương niệu đạo
Chấn thương niệu đạo bệnh nhân thường có những biểu hiện xuất hiện sau khi bị té ngã ở tư thế xoạc chân hoặc chấn thương mạnh vào vùng tầng sinh môn. Đau nhói ở tầng sinh môn, đôi khi đau mạnh làm bệnh nhân ngất hoặc không ngồi dậy được, không đi lại được ngay. Chảy máu miệng sáo: Có thể nhiều hoặc ít. Đôi khi không tự cầm mặc dù bệnh nhân dùng tay ép vào vùng thương tổn.
Thăm khám tại chỗ:
- Ấn tầng sinh môn thấy có điểm đau chói và máu chảy ra ở miệng sáo.
- Tầng sinh môn bầm tím tụ máu hình cánh bướm to hoặc nhỏ. Máu tụ lớn có thể lan rộng hai bên bẹn và ra phía trước, bìu căng to.
Tùy theo mức độ thương tổn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Giập vật xốp: Chủ yếu là máu tụ to hay nhỏ ở vùng tầng sinh môn.
- Giập niệu đạo: Máu chảy ra ngoài ở miệng sáo.
- Đứt niệu đạo hoàn toàn, chảy máu niệu đạo và tụ máu hình cánh bướm ở tầng sinh môn.
Chấn thương niệu đạo sau
Sốc vừa và nặng: Mạch nhanh, huyết áp hạ. Sốc xảy ra do máu tụ quanh bàng quang, sau phúc mạc vì tổn thương các đám rối Santorini, ở tiểu khung. Tụ máu lớn trước bàng quang, sau phúc mạc, có thể gây nên sự nhầm lẫn hay che dấu những thương tổn trong phúc mạc. Bụng căng trướng và đau âm ỉ. Tình trạng nguy kịch của vỡ xương chậu có thể làm lu mờ triệu chứng của đứt niệu đạo.
Cần nghĩ tới thương tổn niệu đạo sau, đồng thời tìm các triệu chứng:
- Chảy máu niệu đạo: Thường ít, có khi không chảy máu ra miệng sáo hoặc rỉ ít ra miệng sáo.
- Bí đái: Bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu được, khám thấy cầu bàng quang căng. Cần phải phân biệt với những trường hợp có khối máu tụ trước bàng quang lớn.
- Khối máu tụ: Thường thấy ở vùng trước hậu môn.
- Khám trực tràng có vùng đau tương ứng niệu đạo sau ở thành trước trực tràng.
Chẩn đoán xác định
- Bệnh nhân có vỡ xương chậu.
- Bí tiểu, cầu bàng quang căng to.
- Máu chảy ra ở miệng sáo nhiều hoặc chỉ vài giọt.
- Thông bàng quang: Thường không được chỉ định, tuy nhiên nếu tiến hành thì phải thực hiện trong điều kiện vô trùng, và phải rất nhẹ nhàng
- Chụp X quang niệu đạo bàng quang ngược dòng: Thấy hình ảnh thuốc cản quang trào ra ngoài.
Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán chấn thương niệu đạo
Nguyên tắc điều trị chấn thương niệu đạo
Bác sĩ Nguyễn Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện nay việc điều trị niệu đạo vẫn còn nhiều bàn cãi, tuy nhiên trong trường hợp cấp cứu đối với bệnh nhân bí tiểu, cầu bàng quang căng, thì dẫn lưu bàng quang trên mu và xẻ dẫn lưu khối máu tụ tầng sinh môn nếu có là điều cần thiết. Sau khi bệnh nhân ổn định sẽ tiếp tục phẫu thuật để điều trị tái tạo niệu đạo thì 2.
Để có thái độ điều trị thích hợp, cần thiết phải chẩn đoán cho được các thể thương tổn niệu đạo. Do vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả các bệnh nhân nghi ngờ thương tổn niệu đạo đều phải chụp niệu đạo ngược dòng. Tuy nhiên, do nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như nguy cơ thông niệu đạo làm nặng thêm thương tổn, cho nên các triệu chứng lâm sàng trở nên rất có ý nghĩa để theo dõi và định hướng thái độ xử trí.
ysidakhoa.net Tổng hợp