Cùng tìm hiểu về các tính chất chung của nước tiểu (Phần 1)

Tính chất chung của nước tiểu (Phần 1)

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, trong đó chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Vậy trong nước tiểu có các chất gì?

Cùng tìm hiểu về các tính chất chung của nước tiểu (Phần 1)
Cùng tìm hiểu về các tính chất chung của nước tiểu (Phần 1)

Những thay đổi về các chỉ số lý hóa và đặc biệt là thay đổi về thành phần hoá học của nước tiểu phản ánh những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Một số tính chất lý hóa của nước tiểu

Theo cô Nguyễn Yến – Giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại Tin Y Dược như sau: Về số lượng thì tính ra trong 24 giờ đồng hồ, lượng nước tiểu trung bình ở người lớn khoảng 1.000 – 1.400 ml, tương đương 18 – 20 ml/kg thân trọng. Tuy nhiên thể tích nước tiểu thay đổi theo điều kiện sinh lý và bệnh lý. Lượng nước tiểu thay đổi sinh lý theo tuổi, trẻ em tính theo thân trọng thì lượng nước tiểu nhiều hơn so với người lớn hoặc cũng có thể tuỳ theo chế độ ăn uống, nếu uống nước nhiều thì lượng nước tiểu đào thải nhiều. Ở điều kiện khí hậu ẩm, làm việc trong điều kiện nóng, ra nhiều mồ hôi thì lượng nước tiểu có thể ít. Mùa hè đi tiểu ít, mùa đông đi tiểu nhiều hơn. Về thay đổi bệnh lý lượng nước tiểu tăng có thể trên 2500ml/24h, ví dụ trong bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, giai đoạn đái trở lại của bệnh nhân viêm ống thận cấp…Lượng nước tiểu giảm: có thể dưới 750 ml, ví dụ trong thiểu niệu, vô niệu do viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp ngộ độc, mất máu, bỏng nặng, mất nước cấp tính do tiêu chảy, sốt cao…

Một số tính chất lý hóa của nước tiểuMột số tính chất lý hóa của nước tiểu

Bình thường nước tiểu có màu từ vàng nhạt tới màu hổ phách tuỳ vào lượng nước tiểu bài tiết và đậm độ nước tiểu. Những sắc tố chính trong nước tiểu là urochrom, urobilin. Trong một số trường hợp bệnh lý, có thể có một số chất làm cho màu sắc nước tiểu thay đổi như nước tiểu có màu nâu vàng khi có bilirubin, nước tiểu có màu đỏ khi đái ra máu hoặc hemoglobin, nước tiểu đục như nước vo gạo khi có dưỡng chấp.

Thành phần hóa học của nước tiểu bình thường

Đầu tiên phải kể đến các chất vô cơ như các ion được thải ra ở nước tiểu gồm Na+, Cl, Ca2+, NH4+, Mg2+, PO43-, SO42-…Nói chung nồng độ của các chất vô cơ thay đổi nhiều trong nước tiểu, nên xét nghiệm các chất này trong nước tiểu ít có giá trị lâm sàng.

Bên cạnh đó còn có các chất hữu cơ như ure là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu. Việc bài xuất ure do thận là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì cân bằng đạm của cơ thể. Sự bài xuất ure phụ thuộc vào chế độ ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn nhiều đạm. Định lượng trong máu và nước tiểu là xét nghiệm cơ bản để thăm dò chức năng thận. Đôi khi ure niệu tăng do tăng trong sốt cao, tiểu đường, cường tuyến thượng thận, nhiễm độc asenic và phospho. Ure niệu giảm trong viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì, thuỷ ngân, bệnh lý gan.

Thành phần hóa học của nước tiểu bình thường
Thành phần hóa học của nước tiểu bình thường

Creatinin cũng xuất hiện bình thường trong nước tiểu, sự bài xuất creatinin ở người trưởng thành tính ra nam giới khoảng 20-25mg/kg thân trọng, nữ giới 15-20mg/kg thân trọng. Creatinin niệu tăng trong bệnh cơ nguyên phát  như viêm đa cơ, teo cơ có kèm thoái hoá cơ, cường cận giáp. Creatinin niệu giảm trong suy thận mạn.

Nước tiểu còn có acid uric, lượng acid uric bài xuất trong nước tiểu thay đổi tuỳ theo chế độ ăn, tăng ở chế độ ăn nhiều đạm. Trong trường hợp bệnh lý về thận, rối loạn chuyển hoá nucleoprotein ở tế bào như bệnh bạch cầu cũng là tăng acid uric trong nước tiểu. Về acid amin thì nước tiểu chứa tất cả các loại acid amin có trong protein, mỗi loại acid amin chiếm khoảng 20-30mg/24h.

Ngoài ra, trong nước tiểu  cũng có các hormon, vitamin, enzym như enzym amylase, vitamin B1, PP, C; các hormon sinh dục nam, nữ, hormon vỏ thượng thận.

Nguồn:  ysidakhoa.net  – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *