Các biện pháp đối phó với tiết túc

Đối phó với tiết túc như thế nào?

Việc phòng chống tiết túc nhằm mục đích cuối cùng là loại trừ và khống chế được tiết túc nên phải được tiến hành lâu dài. Những kế hoạch phòng và chống tiết túc phải bao gồm nhiều kế hoạch nối tiếp nhau.

Các biện pháp đối phó với tiết túc
Các biện pháp đối phó với tiết túc

Thừa kế nhau với những mức độ ngày càng cao hơn. Công việc phòng và chống tiết túc phải được tiến hành một cách kiên trì với mục đích chủ yếu là hạn chế tác hại của tiết túc và trước mắt không phải là thanh toán hoàn toàn tiết túc.

Biện pháp cơ học và cải tạo môi trường

Cách đơn giản chúng ta có thể dùng bẫy, đập, mồi bả để diệt tiết túc. Loại trừ các ổ bọ gậy bằng hành động xử lý những vùng nước đọng, dùng lưới chắn muỗi cho các bể chứa nước như bể treo, bể ngầm…

Bên cạnh đó cũng cần nâng cấp hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước. Can thiệp vào môi trường ảnh hưởng đến các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngoài nhà. Các dụng cụ hứng nước gây đọng, phế liệu, phế thải gây ứ đọng nước mưa..

 

Biện pháp sinh học

Y học lâm sàng cho biết, sử dụng các sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng để phòng chống tiết túc truyền bệnh và gây bệnh. Biện pháp sinh học thường đạt hiệu quả cao nếu kết hợp với biện pháp cải tạo môi trường.

Sinh vật ăn mồi được sử dụng bao gồm các loại cá diệt bọ gậy. Có rất nhiều loại cá có khả năng diệt ấu trùng muỗi được dùng để thả vào các dụng cụ chứa nước như cá vàng, săn sắt, cá trọi, cá rô phi, chép lai hung…nên có thể sử dụng những loại cá sẵn có ở địa phương. Ấu trùng của côn trùng như bọ gậy muỗi Toxorhynchites có thể ăn bọ gậy của muỗi Culex, Aedes, Anopheles có kích thước nhỏ hơn nó.

Biện pháp sinh học chống lại tiết túc

Cho đến nay sinh lý bệnh học trên thế giới, đã phát hiện được 5 giống nấm có khả năng diệt bọ gậy, đó là Culicinomyces, Entomophthora, Tolypocladium, Coelomomyces  và nấm Lagenidium. Vi khuẩn diệt bọ gậy có hai loài vi khuẩn Bacillus thuringiensisBacillus sphaericus là những vi khuẩn sinh nội độc tố, đồng thời là những tác nhân sinh học phòng chống vector hiệu quả. Bacillus thuringiensis có thể diệt An. stephensisAe. aegypti hiệu quả nhất. Bacillus sphaericus lại có tác dụng nhất đối với Cx. quinquefasciatus. Cyclopoids diệt bọ gậy có vai trò ăn mồi của Cyclopoids đã được công bố từ lâu, mãi đến năm 1980 mới có đánh giá mang tính khoa học được tiến hành ở Pháp. Tại đây, Mesocylops aspericornis được phát hiện là có thể làm giảm 99,3% bọ gậy Aedes và 1,9% bọ gậy Cx. quinquefasciatus. Ở Việt Nam, hiện nay chương trình phòng chống sốt xuất huyết quốc gia đã và đang nghiên cứu ứng dụng phóng thả một số loài Mesocylops vào các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy muỗi Aedes và đã thu được những kết quả khả quan. Ngoài ra còn có giun diệt bọ gậy đó là giun Romanomermis culicivorax.

Nguồn : Ysidakhoa2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *