Tìm hiểu về bệnh sa sinh dục ở phụ nữ

Bệnh sa sinh dục: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng bệnh

Sa sinh dục là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biệt là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Tìm hiểu về bệnh sa sinh dục ở phụ nữTìm hiểu về bệnh sa sinh dục ở phụ nữ

 

Vậy dấu hiệu nhận biết sa sinh dục sẽ được Bác sĩ Phạm Hữu GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Sa sinh dục là gì?

Sa sinh dục thường được gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng trên thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang bị sa ra ngoài. Tuy là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nhưng các chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì căn căn bệnh khó nói này nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Tử cung là một bộ phận nằm chậu hông bé. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các dây chằng vùng đáy chậu. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra khi áp lực trong ổ bụng tăng (như khi thở, rặn, ho)sẽ đẩy tụt tử cung dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân của sa sinh dục

Theo Y Học lâm sàng bệnh sa sinh dục nằm trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Những phụ nữ sinh đẻ nhiều, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật dễ mắc căn bệnh này.Hoặc những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó càng dễ bị sa sinh dục.Hoặc những người đi làm quá sớm sau sinh cũng có nguy cơ bị sa sinh dục cao vì các sợ cơ và dây chằng chưa co hồi tốt.

Những phụ nữ lao động nặng nhọc dễ bị sa sinh dục, như những nữ công nhân, nông dân, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao.

Những phụ nữ lao động nặng nhọc dễ bị sa sinh dụcNhững phụ nữ lao động nặng nhọc dễ bị sa sinh dục

Sa sinh dục còn ở những người đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo.

Biểu hiện sa sinh dục

Tùy theo từng người, tùy mức độ sa ít hay nhiều, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, có dấu hiệu sau đây: khó chịu, cảm giác tức vùng cửa mình, bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết khó chịu. Đôi khi có cảm giác như muốn rặn

Khối sa lồi ở vùng âm hộ, ban đầu kích thước khối sa nhỏ không thường xuyên xuất hiện, chỉ xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên và không tự đẩy lên được nữa.

Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu đi tiểu khó, tiểu rắt, són tiểu khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm. Nếu sa bàng quang thì đi tiểu rất khó khăn

Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện sẽ có cảm giác vẫn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón. Nhiều người bị sa sinh dục vẫn có thai nhưng thường dễ sẩy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát khiến người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động…

Điều trị sa sinh dục

Để điều trị sa sinh dục, tùy vào mức độ bệnh và đối tượng bệnh nhân. Điều trị nội khoa áp dụng với bệnh nhân mắc sa sinh dục độ I II, hoặc với bệnh nhân cao tuổi, phương pháp này chỉ giúp bệnh tiến triển chậm hơn, với bệnh nhân mắc sa sinh dục từ độ III trở đi nên thực hiện phẫu thuật sớm

Như trước đây, để điều trị sa sinh dục, phương pháp điều trị ngoại khoa phẫu thuật cắt bỏ tử cung âm đạo, may phục hồi lại thành trước và sau âm đạo thường được áp dụng, tuy nhiên phương pháp này có khuyết điểm lớn nhất đó là dễ tái phát. Hơn nữa người phụ nữ đã bị mất đi tử cung thường gây tâm lý thiếu tự tin và mặc cảm.

Điều trị bệnh sa sinh dục ở phụ nữ như thế nào>Điều trị bệnh sa sinh dục ở phụ nữ như thế nào?

Phòng ngừa bệnh sa sinh dục

  • Nên sinh đẻ trong độ tuổi từ 22 – 29. Vì về mặt sinh lý, đây là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.
  • Khi sinh nở, không để chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.
  • Sau khi sinh cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng.
  • Tránh lao động quá nặng nhọc liên tục mà cần nghỉ ngơi trong khi có thai, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.
  • Ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu.

Trên đây là những dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh sa sinh dục được chia sẻ bởi Bác sĩ Phạm Hữu –  GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Y sĩ đa khoa 2019Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *