Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm tụy cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và chính xác.

Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính của tuyến tụy bệnh lý này có thể thay đổi từ viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy hoại tử cấp tụy, trong đó mức độ hoại tử có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết và tử vong.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã đưa ra một số nguyên nhân gây viêm tụy cấp thường gặp như:

  • Sỏi.
  • Do rượu gây viêm tụy cấp và viêm tụy mạn.
  • Sau phẫu thuật bụng sau nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng.
  • Chấn thương vùng bụng.
  • Biến dưỡng.
  • Nhiễm trùng: quai bị, viêm gan siêu vi, giun đũa.
  • Do thuốc.
  • Ổ loét dạ dày tá tràng thủng dính vào tụy.
  • Túi thừa tá tràng.
  • Ống tụy chia đôi.

Dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân mắc viêm tụy cấp

  • Dấu hiệu lâm sàng

Đau bụng: Đau thường khởi phát đột ngột với cơn đau bụng cấp, đau có thể thây đổi từ nhẹ đến rất nặng, đau thường xuyên và có cơn trội hẳn lên trong viêm tụy cấp do giun, khởi đầu là đau cơn kiểu giun chui ống mật.

Nôn: Nôn cũng là triệu chứng thường gặp (70-80%).

Bụng chướng: nguyên nhân khiến bệnh nhân có dấu hiệu này chính là do liệt dạ dày và ruột.

Hội chứng nhiễm trùng: Trong trường hợp do giun và sỏi, có thể xảy ra ngày đầu hay ngày thứ hai còn trong viêm tụy cấp do rượu nhiễm trùng thường đến muộn sau 5-7 ngày do bội nhiễm. Trong thể nặng xuất huyết hoại tử các triệu chứng toàn thân nặng nề với hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, bụng chướng và đau lan rộng có thể có dấu bụng ngoại khoa. Ngoài ra còn có dấu xuất huyết nội hay các mảng bầm tím ở quanh rốn hay vùng hông (dấu Cullen và Turner).

Vàng da: Có thể là do nguyên nhân của giun hay sỏi hay trong trường hợp đâu tụy bị viêm hay phù nề chèn ép lên đường dẫn mật.

Dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân mắc viêm tụy cấp

Dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân mắc viêm tụy cấp

  • Cận lâm sàng

Amylase máu: Thường tăng 4 đến 12h sau khi đau, trong viêm tụy cấp thể phù Amylase thường giảm sau 3 – 4 ngày, trong viêm tụy cấp phải tăng trên 3 lần bình thường.

Amylase niệu: Amylase được hấp thu và thải trừ qua đường tiểu, do đó thường tăng chậm hơn sau 2 – 3ngày, thường cao nhất váo ngày thứ 4 – 5 và kéo dài 5 – 7 ngày. Tỷ số Amylase niệu/Amylase máu là 1, 7 đến 2.

Lipase máu: Thường tăng song song với Amylase máu nhưng đặc hiệu hơn để xác định được bệnh nhân có viêm tụy cấp hay không.

Đường máu: Mức đường máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp có thể tăng trên 11 mmol/l.

Calci máu: Có giảm trong viêm tụy cấp nặng thường xuất hiện ngày thứ 2 – 3 và kéo dài một vài tuần, calci máu <  2mmol/l là tiên lượng nặng.

LDH: Tăng trong viêm tụy cấp hoại tử khi LDH > 350Ul/l thì có nghĩa là tiên lượng nặng.

Công thức máu:  Bạch cầu trung tính cao, nhất là viêm tụy cấp do giun và sỏi, khi bạch cầu >16000/mm3 là yếu tố nặng.

Điều trị viêm tụy cấp như thế nào cho hiệu quả

Điều dưỡng Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội chia sẻ, việc điều trị viêm tụy cấp mang tính chất điều trị một bệnh lý nội khoa kết hợp với chuyên khoa hồi sức cấp cứu. Ngoài nguyên tắc điều trị trên, bệnh nhân viêm tụy cấp cũng cần chú ý đến điều trị theo nguyên nhân và điều trị biến chứng, như trong viêm tuỵ cấp do giun cần sử dụng ngay thuốc liệt giun và kháng sinh, trong viêm tuỵ cấp do sỏi cần kết hợp điều trị loại trừ sỏi.

Thanh Mai – ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *