Chẩn đoán và điều trị chấn thương thận kín

Chẩn đoán và điều trị chấn thương thận kín

Chấn thương thận kín là một trong những chấn thương nguy hiểm, do thận là một tạng đặc chứa nhiều mạch máu thần kinh và có nguy cơ tổn thương cao.

Chấn đoán và điều trị chấn thương thận kín

Chẩn đoán và điều trị chấn thương thận kín

Nguyên nhân và cơ chế gây chấn thương thận kín

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, chấn thương thận bao gồm các tổn thương ở nhu mô thận, đường bài xuất  nước tiểu trên và cuống thận. Chấn thương thận thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Đặc trưng của chấn thương thận là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… Mặt khác nữ giới ít bị chấn thương thận hơn  là nhờ có đặc điểm tự nhiên bảo vệ tốt hơn, đó là có tổ chức mỡ quanh thận khá dày che chở cho thận và giúp thận tránh xa khái lực chấn thương.

Độ tuổi thường xuất hiện chấn thương thận là độ tuổi trẻ, độ tuổi lao động 46% thuộc lứa tuổi 20-40. Trẻ em ít bị chấn thương hơn nhiều. Chấn thương thận có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp trong đa chấn thương. Thận nằm trong khoang mỡ sau phúc mạc, được che chở phía sau bởi khối cơ lưng và các xương sườn cuối, chỉ được cố định bởi cuống thận, cho nên tương đối di động. 

Nguyên nhân và cơ chế gây chấn thương thận kín

Nguyên nhân và cơ chế gây chấn thương thận kín

Biểu hiện lâm sàng chấn thương thận

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, sau một chấn thương thận bệnh nhân thường có ba biểu hiện sau đây:

Đau vùng thắt lưng: 95% các trường hợp chấn thương thận đều có biểu hiện đau tức và co cứng vùng thắt lưng. Đau tăng theo tiến triển của thương tổn  thận (theo sự lớn lên của khối máu tụ, tình trạng tắc đường bài xuất nước tiểu trên do cục máu đụng…), lan lên góc sườn hồnh, xuống hố chậu. Thông thường đau giảm dần sau 2 – 3 ngày; nếu đau tăng dần lên là do tiếp tục chảy máu làm khối máu tụ quanh thận to thêm hoặc có tổn thương khác phối hợp. Có thể kốm theo trướng bụng (triệu chứng của tụ máu sau phúc mạc).

Đái máu toàn bãi đỏ tươi: Màu sắc của nước tiểu máu cho biết chấn thương thận nhẹ đi hay nặng lên, tiếp tục chảy máu nhu mô hay đó cầm; máu tươi là chảy máu đang tiến triển, máu sẫm màu và nhạt dần là có khả năng cầm máu được. Cần lưu ý rằng không có sự tương xứng giữa mức độ đái máu và  thương tổn giải phẫu bệnh của thận, ví dụ trong trường hợp có tổn thương cuống thận (type IV), có thể không có đái máu.

Về nguyên tắc, đứng trước mọi chấn thương bụng phải yêu cầu bệnh nhân  đi tiểu để xem bệnh nhân có tiểu máu hay không.

Khối máu tụ vùng hố thắt lưng: Khối máu tụ càng lớn càng dễ phát hiện, tổn  thương càng  nặng. Khám thấy hố thắt lưng đầy hơn bình thường, căng nề và rất đau, co cứng cơ thắt lưng; chứng tỏ vỡ thận có rách bao làm máu chảy ra kèm nước tiểu tụ quanh thận.

Theo dõi khối máu tụ bằng lâm sàng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tiên lượng dập vỡ nhu mô thận. Để theo dõi có thể vạch lên vùng thắt lưng-bụng bệnh nhân đường giới hạn của khối máu tụ sau mỗi lần khám. Khối máu tụ tăng nhanh thì bụng trướng tăng và co cứng nửa bụng càng rõ.

Cũng như biểu hiện đau, co cứng vùng thắt lưng không phải là một dấu hiệu chỉ độ nặng nhẹ của tổn thương, nhưng nói chung nếu tiến triển thuận lợi thì 2 triệu chứng này giảm dần vào ngày thứ 2 – 3. Nếu tái xuất hiện hoặc tăng thêm thì phải nghi ngờ tổn thương tạng phối hợp hoặc có biến chứng của bản thân chấn thương thận (chảy máu tái phát, nhiễm trùng khối máu tụ – nước tiểu…).

Thanh Mai – ysidakhoa.net tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *