Bị suy thai dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Suy thai dinh dưỡng thường thấy là trẻ sinh ra đủ tháng nhưng thường bị nhẹ cân, thường dưới 2,5 kg. Vậy khi bị suy thai dinh dưỡng thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Thai suy dinh dưỡng, hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai

DẤU HIỆU BÀ BẦU BỊ SUY THAI DINH DƯỠNG

Bà bầu có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai qua các kỳ thăm khám. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.

Ngoài ra, mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng có thể giúp nhận biết thai nhi bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp thai nhi phát triển tốt, thai phụ thường tăng từ 10 – 12kg.

BỊ SUY THAI DINH DƯỠNG DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai:

Nguyên nhân từ mẹ khiến thai bị suy dinh dưỡng

Mẹ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, thận, thiếu máu hoặc các trường hợp lớn tuổi sinh con so, hay sinh nhiều đều có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai

Trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc gầy yếu hơn bình thường. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị ốm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh từ nhau thai

Chủ yếu là tổn thương bánh nhau, gây rối loạn huyết động và dẫn tới suy nhau thai. Nếu nhau xơ hóa, gai nhau sẽ bị thoái hóa làm cho sự trao đổi sinh lý giữa mẹ và con bị suy giảm dẫn đến thai không phát triển được. Trường hợp bị suy mạn tính, thai có thể bị chết trong bụng mẹ, hoặc chết gần ngày sinh. Ngoài ra, các trường hợp dị dạng bánh nhau cũng làm cho tuần hoàn mẹ con bị cản trở.

Do chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Chế độ ăn uống của người mẹ kém có thể sẽ sinh ra con bị nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu protein sẽ làm cho thai chậm phát triển. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tăng cân chậm dần từ tuần thứ 20 là nguyên nhân sinh ra thiếu cân.

Do độ tuổi của người mẹ

Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, mẹ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ. Sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 tuổi đến 30 tuổi.

Ngoài ra, tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ, mà còn là nguy cơ cao khiến thai nhi dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn, cần được khám thai và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng hơn bình thường.

BÀ BẦU BỊ SUY THAI DINH DƯỠNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Dinh dưỡng thiếu hụt có thể gây các tổn hại cho thai nhi như sau:

Nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh

Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.

Bà bầu bị thai suy dinh dưỡng có thể dẫn đến thai chết lưu

Nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ chậm phát triển thể chất

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn khiến mẹ bầu có thể bị sinh non, thai nhi thiếu nhiều dưỡng chất và calo.

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối

NHỮNG LƯU Ý CHO BÀ BẦU THAI BỊ SUY DINH DƯỠNG

Nên tiêu thụ khoảng 2.200 calo trong 3 tháng đầu, tăng lên đến 2.300-2.500 calo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Những Vitamin cần bổ sung trong thai kỳ:

Bổ sung axit folic

Rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Ngoài ra, bơ, nước ép trái cây, hoa quả cũng rất giàu axit folic.

Bổ sung sắt

Thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, gan, tiết, các loại rau có nhiều sắt như rau dền, rau bina, các loại rau màu xanh.

Bổ sung canxi

Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá

Bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm bằng thịt, hải sản

Bổ sung iod

Cá biển, sò, rong biển. Mỗi ngày bà bầu nên cung cấp đủ từ 175 đến 200mcg iod

Bổ sung Vitamin A

Thực phẩm bổ sung Vitamin A: Trứng, sữa, gan, rau xanh, rau dền, cà rốt, gấc, bí đỏ. Nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai là 600mcg/ngày.

Bổ sung vitamin D

Có thể bổ sung bằng cách tắm nắng, ăn các thực phẩm giàu vitamin D như cá, bơ, trứng, sữa

Bổ sung vitamin B1

Ăn gạo không giã trắng quá, các hạt họ đậu. Nhu cầu cho cơ thể mẹ bầu là khoảng 1,1mg/ ngày.

Bổ sung Vitamin B2

Nguồn cung cấp là thịt động vật, sữa, các loại rau, đậu. Nhu cầu vitamin B2 là khoảng 1,5mg/ngày.

Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong quả chín, các loại quả như bưởi, cam, chanh, ổi, xoài, rau xanh. Nhu cầu vitamin C cho phụ nữ có thai là 80mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 100mg/ ngày

Hy vọng qua bài viết trên các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *