Cách nhận biết và điều trị bệnh táo bón ở trẻ hiệu quả nhất

Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ thường xuất hiện khi trẻ không đi tiêu thường xuyên hoặc mỗi lần đi quá ít, bệnh gây nên cảm giác khó chịu, đau rát cho trẻ mỗi khi đi tiêu vì phần quá khô cứng.

Cách nhận biết và điều trị bệnh táo bón ở trẻ hiệu quả nhất

Cách nhận biết và điều trị bệnh táo bón ở trẻ hiệu quả nhất

Các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh . Bệnh đường tiêu hóa bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón, trào ngược (bé thường xuyên bị ọc sữa)… Trong đó táo bón cũng là một vấn đề tiêu hóa thường gặp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh táo bón ở trẻ, nguyên nhân và cách phòng ngừa qua bài phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Hỏi: Thưa bác sĩ, làm sao có thể phát hiện bé bị táo bón nhanh nhất?

Trả lời:

Phụ huynh có thể phát hiện bé bị bệnh nội khoa táo bón bằng cách theo dõi nhịp đi tiêu hằng ngày của bé cũng như xem xét tình trạng phân của bé. Khi thấy bé đi tiêu không thường xuyên (dưới 3 lần một tuần) và đi tiêu đau, khó khăn kèm theo phân cứng.

Hỏi: Thưa bác sĩ, táo bón ở trẻ em có nhiều nguyên nhân không?

Trả lời:

Táo bón được chia thành 2 loại tùy theo nguyên nhân:

Táo bón thực thể: Táo bón thực thể có nghĩa là trẻ bị táo bón do các nguyên nhân bệnh thực thể như tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại đường tiêu hóa hoặc các cơ quan ngoài tiêu hóa. Muốn chữa được táo bón loại này thì cần phải chữa khỏi các bệnh thực thể.

Trẻ bị bệnh táo bón có biểu hiện gì?

Trẻ bị bệnh táo bón có biểu hiện gì?

Một số bệnh thực thể gây táo bón ở trẻ em như: Bệnh vô hạch đại trực tràng bẩm sinh còn gọi là phình đại tràng bẩm sinh (Hirschprung hay megacolon), tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa, chít hẹp hậu môn, chứng đại tràng dài, thoát vị màng não tủy vùng cụt, u hay polyp hậu môn – trực tràng…

Táo bón chức năng: Đây là nguyên nhân chủ yếu, chiếm hơn 95 % các trường hợp táo bòn mạn tính gặp ở trẻ em, có thể gặp là do rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, do sự chưa hoàn thiện của của hệ tiêu hóa ở trẻ hay chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Chỉ khi nào đã loại bỏ được các nguyên nhân thực thể thì mới chẩn đoán táo bón chức năng.

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy khi nào thì có thể chẩn đoán táo bón do chức năng?

Trả lời:

Ở trẻ dưới 1 tuổi, táo bón chức năng được chẩn đoán dựa vào các biểu hiện y học lâm sàng sau:

Về số lần đi tiêu: Bé đi tiêu dưới 3 lần trong một tuần .

Về tính chất phân: Phân to và cứng. Phân giống như phân dê.

Triệu chứng khi đi tiêu của trẻ:

  • Trẻ khó chịu hoặc đau khi đi tiêu .
  • Có thể chảy máu hậu môn do phân cứng .
  • Bé rặn nhiều khi đi tiêu .

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy khi nào thì có thể nghĩ đến là bé bị táo bón do các nguyên nhân thực thể?

Trả lời:

Có thể nghĩ đến bé bị táo bón do các nguyên nhân thực thể khi trẻ có các biểu hiện như:

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh để điều trị táo bón

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh để điều trị táo bón

  • Bé bị táo bón ngay sau khi sinh hay trong vòng vài tuần đầu sau sinh.
  • Bé đi phân có dạng hình bút chì.
  • Bé chậm phát triển hơn bình thường về cả thể chất và tinh thần.
  • Bé chậm phát triển vận động , chân yếu không rõ nguyên nhân.
  • Ói, chướng bụng.
  • Vùng xung quanh hậu môn và hậu môn có các bất thường như : Lỗ dò , hậu môn quá chặt hoặc lỏng lẻo, bầm, nhiều vết nứt, mất phản xạ nhíu hậu môn, hậu môn đóng phía trước.
  • Bé bị biến dạng chi dưới như vẹo bàn chân.
  • Bé đi phân có máu nhưng không bị nứt hậu môn.

Hỏi: Thưa bác sĩ, cần điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?

Trả lời:

Với kinh nghiệm của một giảng viên nhiều năm công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng nguyên nhân của táo bón chức năng chủ yếu là do chế độ ăn uống như ăn ít chất xơ, uống ít nước, chế độ sinh hoạt, vận động không hợp lý, do hành vi nhịn đi tiêu…

Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì việc chậm đi tiêu hầu hết là bình thường, bé có thể vài ngày mới đi tiêu một lần nhưng phân mềm. Phụ huynh chỉ cần theo dõi thường xuyên.

Đối với những trẻ táo bón mà có ứ phân thì cần phải táo, xổ phân ngay. Nếu trẻ không bị ứ phân thì bát tay điều trị táo bón ngay. Cần lưu ý là phụ huynh không nên giữ bé ở nhà tự chẩn đoán và điều trị bởi vì việc sử dụng thuốc không đúng cũng như dùng các biện pháp thụt tháo không hợp lý có thể gây tổn thương hậu môn và trực tràng của trẻ.

Cần cho trẻ uống đầy đủ nước theo nhu cầu hàng ngày. Cho trẻ ăn đầy đủ các thwusc ăn giàu chất xơ như sữa mẹ, trái cây, rau và các loại ngữ cốc nguyên cám.

Nguồn: Ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *