Dấu hiệu Babinski: khám thực hành lâm sàng thần kinh

Dấu hiệu Babinski trong khám thực hành lâm sàng thần kinh học

Dấu hiệu babinski là một trong các dấu hiệu quan trọng được ứng dụng trong khám thần kinh lâm sàng giúp các y sĩ có thể khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

Dấu hiệu Babinski trong thực hành lâm sàng thần kinh học
Dấu hiệu Babinski trong thực hành lâm sàng thần kinh học

Babinski là dấu hiệu gì?

Đáp ứng Babinski là một phản xạ da bàn chân bất thường liên quan đến suy chức năng của các neuron vận động. Trong y học lâm sàng, đáp ứng Babinski dương tính (+) là khi dùng ngón tay hay cán búa phản xạ vuốt dọc mặt bên lòng bàn chân từ gót vòng đến ngón cái gây ra sự co của cơ duỗi ngón cái dài, từ đó gây duỗi ngón cái.

Các bệnh lý liên quan đến dấu hiệu Babinski

Dấu hiệu babinski liên quan mật thiết đến các bệnh lý đặc trưng dưới đây:

Phổ biến

  • Nhồi máu não
  • Xuất huyết não
  • Tổn thương tủy sống

Ít phổ biến

  • Đa xơ cứng
  • Nhồi máu ổ khuyết
  • U, abscess hay dị dạng thông động tĩnh mạch não

Cơ chế dấu hiệu Babinski

Trước 1 hoặc 2 tuổi, những kích thích gây hại như đau, nóng, .. đối với chân gây ra phản xạ gấp mu chân về phía cẳng chân. Đây là một phản xạ nguyên thủy, biến mất sau 2 tuổi. Sau đó, sự phát triển bình thường của hệ thần kinh TW làm giảm phản xạ gấp này, các ngón chân có xu hướng đi chếch xuống (phản xạ da lòng bàn chân bình thường). Trong đáp ứng Babinski (+), sự suy giảm chức năng neuron vận động đã tác động đến phản xạ thông thường và làm cho phản xạ nguyên thủy trở lại. Trong giai đoạn tối cấp, đáp ứng Babinski có thể chưa xuất hiện, phải mất vài giờ hay vài ngày sau đó.

Dấu hiệu Babinski

Dấu hiệu Babinski

Giá trị của triệu chứng Babinski

Dấu hiệu Babinski phản ánh chức năng neuron vận động trung ương, nó có thể không xuất hiện trong giai đoạn tối cấp sau tổn thương neuron vận động. Babinski(+) gặp trong tổn thương tháp.

Dấu Babinski có độ nhạy 45% và độ đặc hiệu 98%.

Nên chú ý các trường hợp Babinski (+) giả sau đây:

  1. Ngón cái cụp xuống trước rồi sau đó mới duỗi ra.
  2. Kích thích quá mạnh làm chân rụt đột ngột nên ngón cái sau đó như duỗi ra.

Trong một số trường hợp viêm tủy xám vùng thắt lưng cùng do chỉ tổn thương nhóm cơ gấp các ngón chân nên khi chúng ta tạo ra sự kích thích thì chỉ còn lại các cơ duỗi hoạt động vì thế ngón cái duỗi ra nhưng khi bảo bệnh nhân gấp ngón chân thì không làm được.

Các loại phản xạ trong y học lâm sàng thần kinh

Phản xạ được định nghĩa đơn giản là sự đáp ứng của hệ thần kinh với kích thích bên ngoài hoặc bên trong qua hệ thần kinh trung ương. Cơ sở của phản xạ là cung phản xạ gồm các nơron cảm giác  và nơron vận động. Khi khám thần kinh lâm sàng nội khoa có hai loại phản xạ:

Phản xạ có điều kiện: phản xạ này rất phức tạp, thông qua vỏ não như Pavlov đã từng mô tả.

Phản xạ không điều kiện: phản xạ này thông qua tủy sống gồm phản xạ da niêm mạc và phản xạ gân xương.

Phản xạ da và niêm mạc

  • Phản xạ kết mạc mắt ( V1, VII)
  • Phản xạ hầu họng (IX,X)
  • Phản xạ da bụng (D8-9, D10, D11-12)
  • Phản xạ da bìu(D12-L2)

Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.

  • Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, chân hơi doãi ra ngoài.
  • Địa điểm kích thích: kích thích dọc bờ ngoài bàn chân, vòng xuống phía lòng bàn chân gần nếp gấp các ngón chân.
  • Phản xạ xuất hiện: bình thường phản xạ sẽ trả lời bằng ngón cái và các ngón khác cụp xuống.

Trường hợp bệnh lý, ngón cái sẽ duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt (dấu Babinski+).

Dấu hiệu Babinski có giá trị tuyệt đối trên lâm sàng, có thể viết theo phương trình sau đây: Babinski (+): có tổn thương thực thể của bó tháp.

Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.
Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.

Do đó khi khám phản xạ để phát hiện dấu Babinski, cần phải rất thận trọng:

  • Phải khám đi khám lại nhiều lần, nhất là các trường hợp nghi ngờ.
  • Đối với người có da bàn chân dày thành chai. Phải ủ ấm và có khi phải ngâm nước nóng bàn chân cho da được mềm và tăng cường độ kích thích.
  •  Phải phân biệt với Babinski giả, thể hiện như sau:

+ Khi kích thích, ngón cái cụp vào rồi mới duỗi ra.

+ Hoặc khi kích thích quá mạnh, bệnh nhân phản ứng đột ngột rụt bàn chân lại (từ là duỗi) ngón cái cũng duỗi theo.

Do đó tính chất quan trọng của dấu Babinski, người ta còn dùng nhiều nghiệm pháp khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích phát hiện tổn thương bó tháp, có giá trị triệu chứng như dấu Babinski:

  • Dấu Oppeheim: vuốt dọc theo xương chày.
  • Dấu Gordon: bóp mạnh vào cơ cẳng chân sau.
  • Dấu Schaeffer: bóp mạnh vào gân Achilie.

Các nghiệm pháp trên cấu dương tính (có tổn thương bó tháp) thì ngón cái cũng duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt.

Ở chi trên, có một dấu hiệu có ý nghĩa như dấu Babinski: đó là dấu Hoffmann.

Bàn tay bệnh nhân để sấp, cầm đầu ngón tay giữa bật vài cái. Dấu hiệu Hoffmann dương tính (bệnh lý) khi mỗi lần bật như vậy, ngón cái và ngón trỏ người bệnh sẽ có động tác khép lại như gọng kìm.

Phản xạ hậu môn (S4-5)

Phản xạ gân xương

  • Phản xạ gân xương chi trên
  • Phản xạ gân xương chi dưới

Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương

  • Tăng phản xạ: Tăng phản xạ là giật đoạn chi mạnh, đột ngột, biên độ rộng.
  • Phản xạ lan truyền: Gõ ngoài vùng gây phản xạ vẫn gây phản xạ.
  • Phản xạ đa động: Gõ một lần giật 3-4 lần.
  • Rung giật bàn chân và xương bánh chè.

Tổng kết

Các bạn y sĩ đa khoa khi học lâm sàng thì khám phản xạ là bước căn bản trong thực hành lâm sàng chuyên khoa thần kinh đối với mỗi sinh viên. Mỗi phản xạ đều có vai trò nhất định trong việc đánh giá tổn thương ở hệ thống thần kinh. Thăm khám thần kinh không phải là công việc dễ dàng do ở mỗi bệnh nhân khác nhau có các phản xạ ở những mức độ khác nhau, nhiều dấu hiệu dương tính giả khiến người khám đánh giá sai tổn thương, do vậy cần thăm khám cẩn thận và kĩ lưỡng để hạn chế sai sót.

Nguồn: ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *