Một số bài tập thở dành cho người bệnh COPD

Một số bài tập thở dành cho người bệnh COPD

COPD là bệnh lý hô hấp phổ biến đặc biệt ở người cao tuổI gây ảnh hưởng không hồi phục các chức năng hô hấp của cơ thể. Tuy nhiên, một số bài tập thở có thể giúp cải thiện hơi thở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

bài tập thở dành cho người bệnh COPD
Bài tập thở dành cho người bệnh COPD

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu, Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM.

Bài tập thở mím môi

  • Thực hiện bài tập này 4 – 5 lần mỗi ngày giúp mang lại các lợi ích sau:

– Giảm mức độ khó thở của người bệnh

– Giải phóng không khí tắc nghẽn trong phổi

– Giúp cơ thể thư giãn

– Giảm tình trạng thở ngắn, thở nông của bạn

  • Quy trình luyện tập phương pháp thở mím môi:

Bước 1: Bạn khép kín miệng và hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi đếm đến 2 sau đó bạn lặp lại thao tác này và tự nhẩm trong đầu hít vào 1, 2. Hơi thở của bạn không cần quá dài, thực hiện như khi hít vào bình thường.

Bước 2: Bạn giữ khẩu hình miệng giống như bạn đang bắt đầu huýt sáo đồng thời thở ra từ từ và đếm đến 4. Bạn cố gắng không đẩy không khí ra ngoài mà thay vào đó hãy thở ra từ từ qua miệng.

Phương pháp thở phối hợp

Khi thở ngắn hoặc nông bạn sẽ có cảm giác lo lắng và vô tình nín thở dẫn đến tình trạng khó thở. Để ngăn ngừa tình trạng này bạn cần luyện tập thở phối hợp với thao tác gồm 2 bước sau:

Bước 1: Bạn hít vào bằng mũi trước khi bắt đầu bài tập duỗi cơ.

Bước 2: Bạn bắt đầu mím môi và thở qua miệng khi đến động tác mất nhiều sức trong bài thể dục như vừa thở ra vừa gập cánh tay và nâng lên.

Phương pháp thở sâu

Hít thở sâu giúp bạn ngăn ngừa việc không khí tắc nghẽn trong phổi khiến bạn khó thở. Kết quả sau khi thực hiện bài tập thở bạn sẽ cảm thấy hít thở được nhiều không khí trong lành hơn.

Chuyên gia Hậu chia sẻ quy trình tập thở sâu tại tin tức y dược, bao gồm:

– Bước 1: Bạn có thể ngồi hoặc đứng với khuỷu tay hơi ngả ra phía sau. Động tác này cho phép lồng ngực mở rộng tối đa.

– Bước 2: Bạn hít thở thật sâu bằng mũi sau đó giữ hơi thở 5s.

– Bước 3: Cuối cùng bạn thở ra một hơi thật chậm và dài bằng mũi cho đến khi cảm thấy toàn bộ không khí hít vào đã được giải phóng ra hoàn toàn.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện bài tập này với các bài tập thở hàng ngày khác trong 10 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày.

Phương pháp tập ho khan

Khi bạn mắc bệnh COPD sẽ khiến chất nhầy có thể tích tụ trong phổi gây tắc tắc nghẽn và giảm chức năng thông khí của phổi. Tập ho khan giúp bạn ho ra chất nhầy hiệu quả mà không làm bạn cảm thấy quá mệt mỏi. Các bước tập luyện ho khan bao gồm:

Phương pháp tập ho khan

Phương pháp tập ho khan

Bước 1: Bạn chọn một tư thế ngồi thoải mái rồi hít một hơi sâu hơn bình thường một chút qua miệng.

Bước 2: Bạn hoạt động cơ bụng để thổi ra không khí trong ba hơi thở và tạo ra âm thanh “ha, ha, ha”. Bạn hãy tưởng tượng giống như bạn đang thổi hà hơi vào gương.

Luyện tập kiểu ho này ít mệt hơn cơn ho bình thường và nó có thể giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi khi ho ra chất nhầy.

Phương pháp thở bằng cơ hoành

Cơ hoành là một cơ quan quan trọng tham gia chức năng của hệ hô hấp. Những người bị bệnh COPD có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các cơ phụ của cổ, vai và lưng để thở thay vì dựa vào cơ hoành. Thở nhờ cơ hoành hoặc thở bụng giúp cơ bắp này hoạt động hiệu quả hơn. Sau đây là các bước thực hiện:

Bước 1: Bạn giữ tư thế ngồi hoặc nằm ngửa với vai thư giãn, thoải mái. Sau đó, bạn đặt một tay lên ngực và để tay kia lên bụng.

Bước 2: Bạn hít vào một hơi qua mũi trong 2 giây, bạn sẽ cảm thấy dạ dày đang di chuyển ra ngoài. Nếu bạn thấy dạ dày căng phồng cao hơn lồng ngực nghĩa là bạn đã thực hiện đúng động tác.

Bước 3: Bạn hãy mím môi và thở ra từ từ qua miệng, một tay ấn nhẹ vào bụng. Điều này sẽ tăng cường khả năng của cơ hoành giúp giải phóng không khí.

Bước 4: Lặp lại bài tập trên nếu bạn có thể tiếp tục.

Kỹ thuật này có thể phức tạp hơn các bài tập khác, vì vậy nó phù hợp với những người thường xuyên tập thể dục. Nếu gặp khó khăn khi tập, bạn nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hô hấp.

Nguồn: ysidakhoa.net

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *