Ở Việt Nam, với số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 3 – 5% dân số bị bệnh, tỉ lệ này thay đổi tuỳ theo từng vùng miền và đang gia tăng rất nhanh.
- Mẫu bệnh án nội khoa viêm phổi thùy
- Bệnh án nội khoa tràn dịch màng phổi
- Bệnh án nội khoa viêm gan đầy đủ, chi tiết nhất
Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì ngày Tết?
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Dược sĩ Lê Thị Mỹ Ngân– Giảng viên Cao đẳng Dược (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) để biết được nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đái tháo đường đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.
Hỏi: Dược sĩ có thể cho biết các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường là gì?
Trả lời:
Đái tháo đường (trong dân gian hay quen gọi là tiểu đường) thuộc nhóm bệnh lý nội khoa liên quan đến chuyển hóa chủ yếu là tình trạng tăng đường huyết do sự khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc sự suy giảm hoạt tính insulin. Đái tháo đường được chia thành các type chủ yếu sau:
- Đái tháo đường type I (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Tế bào b bị huỷ, thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối do không sản xuất được insulin, chiếm khoảng 3-5%, chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi. Thường gặp ở người lớn tuổi.
- Đái tháo đường type II (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ do tình trạng kháng insulin, rối loạn tiết insulin, do di truyền. Type này chiếm đến 85 – 95%. Đái tháo đường type II thường gặp trong các trường hợp (tuổi trên 45, thuộc các chủng tộc thiểu số có nguy cơ cao (người Mỹ gốc Châu Á, Phi), có bố mẹ và anh chị em ruột bị ĐTĐ type 2, béo phì, BMI > 27kg/m2, đặc biệt béo phì kiểu trung tâm, có tiền căn rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose, có tiền căn ĐTĐ thai kỳ và/hoặc sinh con nặng hơn 4 – 4,5kg, có tăng huyết áp (>140/90mmHg), có rối loạn lipid máu: HDL ≤ 35mg/dL, triglycerid ≥ 250mg/dL, tiền căn suy dinh dưỡng bào thai hoặc trong năm đầu sau sinh, ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều béo.
- Đái tháo đường thai kỳ: thường gặp ở phụ nữ mang thai tuổi > 35, béo phì, tiền sử đái tháo đường làn mang thai trước hoặc có bố mẹ, anh/chị em ruột mắc đái tháo đường.
- Ngoài ra còn có một số type đặc hiệu khác: Giảm chức năng tế bào b do khiếm khuyết gen. Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen (hội chứng Rabson – Mandenhall). Bệnh lý tụy ngoại tiết (viêm tụy, cắt bỏ tụy, ung thư,…) Bệnh nội tiết (hội chứng Cushing, U tủy thượng thận, cường giáp,…). Tăng đường huyết do một số hoát chất, thuốc (corticoid; thyroxine; thiazide; diazoxid,…). Nhiễm trùng.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
Hỏi: Thưa Dược sĩ, chúng ta có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng nào để nhận biết bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường?
Trả lời: Bên cạnh các xét nghiệm y học lâm sàng để chuẩn đoán đái tháo đường chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng điển hình để chuẩn đoán bệnh, đặc biệt là triệu chứng tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân)
Ngòai ra, nên lưu ý các biểu hiện không điển hình khác để có thể chẩn đoán sớm, nhất là ĐTĐ type 2:
- Mệt mỏi hoặc tình trạng mất sức không rõ nguyên nhân.
- Sụt cân ít hoặc vừa, có thể tăng cân.
- Nhìn mờ.
- Rối loạn hoạt động tình dục ở nam.
- Tê, dị cảm đầu chi.
- Chóng mặt.
- Da khô.
- Các tình trạng nhiễm trùng thông thường kéo dài và tái phát như nhiễm trùng da (nhọt, vết thương lâu lành), nhiễm trùng tiểu, viêm hô hấp trên, viêm nhiễm vùng sinh dục (nấm candida âm hộ, qui đầu,…); ngứa hậu môn, nấm candida họng – thực quản.
- Bệnh nhân phát hiện nước tiểu có kiến bu.
Hỏi: Các biến chứng cấp tính thường gặp phải trong bệnh đái tháo đường?
Trả lời:
Các biến chứng cấp tính thường nặng và đe doạ tính mạng nhất là ở các nước đang phát triển gồm có:
- Nhiễm toan ceton: Điển hình ở bệnh nhân ĐTĐ type I
- Tăng áp lực thẩm thấu (hôn mê tăng đường huyết không nhiễm ceton): chủ yếu gặp ở ĐTĐ type II
- Hạ đường huyết: phần lớn là do dùng thuốc quá liều, vận động quá mức, bỏ bữa ăn. Đây là biến chứng nặng hay gặp, nếu không xử lý kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Hỏi: Sau mỗi dịp Tết, số lượng bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường phải nhập viện tăng cao do tình trạng đường huyết không được kiểm soát tốt. Vậy Dược sĩ có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân đái tháo đường để họ được hưởng một cái Tết vui khỏe – an toàn được không ạ?
Trả lời:
Chọn những loại thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột. Chẳng hạn như:
Chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân đái tháo đường
- Nhóm rau củ quả: Nên ăn nhiều loại rau xanh ( bông cải xanh, đậu, cà rốt, hành tây,…). Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Hoa quả thì nên lựa chọn cam, bưởi, dâu tây, táo,…
- Nhóm tinh bột: ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh Tét tuy nhiên nên hạn chế ăn, ăn bánh cỡ nhỏ, nhân ít mỡ. Người bệnh nên ăn các chế phẩm như mì, bún…
- Nhóm đạm: Không ăn phủ tạng động vật, hạn chế ăn thịt kho tàu, chả giò vì chứa nhiều mỡ. Có thể ăn các loại nem rán nhưng tăng lượng rau củ ăn kèm.
- Nhóm bánh mứt: kẹo, socola nên ăn lượng ít. Có thể thay thế bằng cách ăn bánh kẹo dành riêng cho người bệnh đái tháo đường.
- Nhóm đồ uống: bệnh nhân có thể uống bia những không được quá 1 lon/ngày. Có thể uống rượu vang đỏ nhưng tối đa 200ml/ngày. Hạn chế uống nước có gas thay vào đó nên uống trà xanh.
Đái tháo đường về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng mạn tính nguy hiểm, nhất là các biến chứng trên mạch máu (xơ vữa động mạch), biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh lý thận, võng mạc và thần kinh ). Đây là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Khi mắc phải bệnh này người bệnh thường phải hạn chế ăn uống, điều này rất khó thực hiện đặc biệt trong dịp lễ Tết. Là giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi khuyên người bệnh đái tháo đường nên lưu ý xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý đồng thời luyện tập thể dục thể thao để có được một cái Tết vui vẻ, an toàn và trọn vẹn nhất.
Nguồn: Ysidakhoa.net