Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ tạo nên các cơn đau đớn, khó chịu, bệnh đau dạ dày dễ mắc phải, dễ tái phát nên cần phải có phương pháp điều trị phù hợp với từng thể trạng.
- 3 nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần cần trọng
- Cách nhận biết và điều trị bệnh táo bón ở trẻ hiệu quả nhất
- 4 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng rượu thuốc
Chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian đơn giản
Theo Y học cổ truyền, bệnh loét dạ dày được mô tả trong chứng ‘‘vị quản thống’’. Vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị, trong đó bao gồm chủ yếu là đau dạ dầy, ngoài ra còn bao gồm viêm túi mật, sỏi mật.
Các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng: Nguyên nhân của bệnh nội khoa này là do các yếu tố về tình chí tinh thần như: Lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và kéo dài làm tổn hại đến chức năng của tỳ, vị làm tỳ không kiện vận, vị mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ từ đó sinh ra đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào vị hoặc do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến tỳ vị: Như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chua, mặn, sống lạnh đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, làm khí cơ bị trở trệ dẫn đến đau.
Sau đây là một số kinh nghiệm chữa đau dạ dày trong dân gian:
Người bệnh uống nước khoai tây
Liều lượng, cách dùng: Khoai tây tươi (không dùng loại đã nảy mầm, rửa sạch, ép lấy nước. Mỗi lần uống 2 thìa trước bữa ăn.
Công hiệu: Ấm trong, giảm đau. Ngoài ra, còn dùng chữa viêm loét dạ dày, tá tàng mạn tính, bí đại tiện do thói quen nhịn đi ngoài, mẩn ngứa da, viêm túi mật mạn tính và chứng đau vùng lườn.
Sử dụng gừng, cát cánh, khoai tây
Liều lượng, cách dùng: Lấy 100g khoai tây, 10g gừng tươi, ép lấy nước, hòa vào 30g nước cát cánh tươi, hòa với nước sôi, Uống mỗi ngày 30 ml.
Người bệnh uống nước khoai tây
Công hiệu: Tăng cường khí huyết, giảm đau. Chữa các chứng đau dạ dày, thổ huyết, buồn nôn, do hư hàn.
Người bệnh uống nước đường mạch nha
Liều lượng, cách dùng: Dùng 20 ml đường mạch nha, hoà vào nước sôi. Mỗi ngày uống 3 lần, uống trước bữa ăn.
Công hiệu: Chữa đau dạ dày kinh niên, đau dạ dày do hư hàn.
Người bệnh ăn cháo quả phật thủ, cát cánh, gạo tė
Liều lượng, cách dùng: Phật thủ, cát cánh mỗi thứ 20g. Ninh nhừ, bỏ bã, lấy nước. Cho vào 100g gạo tẻ, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho vào ít đường, nước phật thủ, cát cánh, quấy đều, đun sôi lên là ăn được . Mỗi ngày ăn hai lần.
Công hiệu: Bổ dạ dày, giảm đau, trị viêm dạ dày mạn tính.
Sử dụng hồ tiêu trắng, dạ dày lợn
Liều lượng, cách dùng: Hồ tiêu trắng 15g, dạ dày lợn 1 chiếc. Cho hồ tiêu đã nghiền nhỏ vào trong dạ dày lợn. Đun nhỏ lửa, ninh nhừ. Ăn nóng. Ba ngày ăn 1 lần. Điều trị liên tục 3-4 lần.
Sử dụng quả vải, trần bì
Liều lượng, cách dùng: Hạt quả vải 100g, trần bì 10g, tán thành bột, uống với nước sôi trước bữa ăn cơm. Mỗi lần uống 10 g.
Công hiệu: Tăng cường khí huyết, giảm đau, chữa chướng bụng khó tiêu, đầy hơi.
Sử dụng ong bóng cá, thịt lợn nạc
Liều lượng, cách dùng: Bong bóng cá 100g, thịt lợn nạc 200g, hấp cách thủy. Ăn hết 1 lần.
Sử dụng ong bóng cá, thịt lợn nạc
Công hiệu: Bổ hư, giảm đau, trị đau dạ dày lâu ngày, có thể suy nhược, ăn ít, gầy còm.
Sử dụng cá diếc, hồ tiêu
Liều lượng, cách dùng: Cá diếc tươi 1 còn (tốt nhất là loại cá từ 200g/con trở lên. Mổ cá, bỏ mật, cho 25g bột hồ tiêu trắng vào bụng cá. Hấp cách thủy. Ăn liên tục nhiều lần.
Công hiệu: Giảm đau, bổ dạ dày, chữa các chứng đau dạ dày mạn tính.
Sử dụng củ cải, thịt chó
Liều lượng, cách dùng: Cho củ cải, và thịt chó (hoặc thịt dê, thịt hươu), gừng tươi vào ninh nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, ăn mỗi tối 1 lần.
Công hiệu: Ấm dạ dày, giảm đau, đau dạ dày dạng hàn.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả và an toàn mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng, hãy nhanh chóng ghi lại những tin tức y dược hữu ích này lại để có thể dùng khi cần đến nhé.
Nguồn: Ysidakhoa.net