Nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp điều trị cho trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh
Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra các tác động lớn đối với sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là thai nhi. Trẻ em nhiễm bệnh khi người mẹ trong thời kỳ mang thai mắc phải bệnh này thì gọi là bệnh giang mai bẩm sinh.
- Dấu hiệu nhận biết và phân biệt bệnh hen với COPD
- Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng khó viết Dysgraphia
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chuyên gia y tế Hoàng Thị Thanh, Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs HCM
Nguyên nhân làm cho trẻ mắc phải bệnh giang mai bẩm sinh
Vi khuẩn Treponema pallidum chính là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở người. Loại vi khuẩn này có thể truyền nhiễm qua đường tình dục, đường truyền máu. Nếu người mẹ mắc phải loại vi khuẩn này mà mang thai thì sẽ truyền sang cho con, đứa trẻ sinh ra sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Phần lớn trường hợp người mẹ mắc bệnh giang mai khi mang thai sẽ bị sẩy thai hoặc sinh non. Đứa trẻ mắc phải bệnh giang mai bẩm sinh cũng có thể tử vong ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hoặc chết ngay sau khi sinh ra.
Dấu hiệu của trẻ bị giang mai bẩm sinh
Trẻ em khi mắc phải bệnh bẩm sinh này, hầu hết các trường hợp ban đầu đều không có triệu chứng, nhưng sau một thời gian các dấu hiệu này sẽ xuất hiện, cũng có thể là sau vài năm mới phát ra ngoài. Chia sẻ tại mục tin y dược, chuyên gia Hoàng Thanh cho biết, thông thường các dấu hiệu bệnh xuất hiện điển hình như:
- Trẻ thường xuyên sốt cao; chảy nước mũi; dễ nổi cáu, co giật.
- Vùng da quanh miệng, hậu môn rất dễ bị kích ứng tạo các mảng màu xám như đám nhầy.
- Lòng bàn tay, bàn chân bị phát ban và nổi những mụn nước li ti, những ban này sau một thời gian sẽ chuyển sang màu đồng.
- Một số cơ quan trong cơ thể to bất thường như gan hoặc tỳ.
- Giang mai bẩm sinh làm cho trẻ chậm phát triển, một vài trường hợp không tăng cân hoặc tăng chậm sau sinh.
- Ngoài ra bệnh còn gây ra các bất thường cho xương làm cho trẻ di chuyển khó khăn, thường xuyên bị đau chân hoặc tay. Xương mũi cũng biến dạng, sống mũi bị dẹt.
- Ở những trẻ lớn hơn còn có thể gặp phải các vấn đề về thị giác, thính giác như: đục giác mạc, thậm chí là mù lòa, điếc…
- Một số bệnh nhân có các biểu hiện bệnh khác, nếu không phát hiện và điều trị sớm trẻ có thể bị nhiễm trùng và dẫn tới tử vong.
Các phương pháp điều trị cho trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh
Trẻ mắc phải căn bệnh này đòi hỏi được phát hiện sớm và điều trị sớm, rất nhiều trường hợp không tiến hành điều trị sớm và đúng cách dẫn tới trẻ tử vong do nhiễm trùng.
Tùy theo từng tình trạng bệnh của trẻ mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường sẽ được chỉ định dùng kháng sinh tại bệnh viện trong 10 ngày, có một vài trường hợp trẻ chỉ cần tiêm kháng sinh một lần.
- Thuốc được chỉ định điều trị loại xoắn khuẩn này thường là penicillin dạng tiêm hoặc truyền.
- Một số trẻ bị dị ứng với penicillin sẽ được chỉ định dùng với liều lượng rất nhỏ và quan sát biểu hiện trong một thời gian, nếu cơ thể người bệnh vẫn dị ứng với loại kháng sinh này thì cần dùng một loại kháng sinh khác thay thế.
- Trong quá trình điều trị, trẻ cần được chăm sóc theo một chế độ đặc biệt giúp kiểm soát tốc độ gây bệnh của loại vi khuẩn này.
- Đối với bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh thì không nên quan hệ với nhiều bạn tình; cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục; tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét của người bệnh…
- Phụ nữ mang thai nên làm kiểm tra bệnh giang mai ở lần khám tiền sản đầu tiên để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe ở cả mẹ và bé. Người mẹ cần được chăm sóc theo quy định của bác sĩ trước khi sinh để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguồn: Y sĩ đa khoa 2019