“Bắt mạch” một số căn bệnh thường gặp ở trẻ
Nắm được một số căn bệnh thường gặp ở trẻ sẽ sớm giúp mẹ có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
“Bắt mạch” một số căn bệnh thường gặp ở trẻ
Không một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh, tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Trong suốt một năm đầu tiên, một số bệnh xuất hiện quá thường xuyên đến nỗi gần như trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của bé. Một số căn bệnh có thể thường gặp ở trẻ như:
Táo bón
Khoảng 30% trẻ em tại một số giai đoạn thường bị ảnh hưởng bởi táo bón. Tần số bé đi vệ sinh tùy thuộc vào thức ăn, mức độ năng động và tốc độ tiêu hóa thức ăn của bé. Mỗi bé sẽ có một chu kỳ của riêng mình. Khi con có vài dấu như khoảng 3 ngày bé không đi và lần nào cũng tỏ ra khó khăn khi rặn, khi đã ra thành phẩm thì rất khô và cứng. Ngoài ra, nếu bạn thấy phân lỏng trong tã, đừng cho rằng bé bị tiêu chảy. Rất có thể đó là một dấu hiệu của táo bón. Phân lỏng có thể chảy qua chỗ phân cứng trong ruột rồi chảy vào tã.
Ho và cảm
Theo các chuyên gia chia sẻ trên trang tin tức Y Dược, trung bình một đứa trẻ thường bị cảm từ 2 đến 4 lần một năm. Con số này sẽ tăng gấp 3-4 lần khi bé đi trẻ. Có đến hàng trăm virus gây ra bệnh cảm. Vì vậy, với hệ miễn dịch còn non nớt bé không thể chống chọi lại nổi. Hơn nữa, do thường xuyên sử dụng tay và miệng để khám phá mọi thứ làm cho virus gây cảm có nhiều cơ hội “xâm nhập” vào hệ thống miễn dịch của bé. Một số dấu hiệu nhận biết đó là ho và sổ mũi với nước mũi trong, hơi vàng hoặc hơi xanh, hắt hơi và có thể cả ho hay sốt nhẹ.
Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt
Viêm tai
Đứng thứ hai sau cảm lạnh, viêm tai cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có khoảng 90% trẻ em dưới 3 tuổi bị viêm tai, thậm chí có bé còn bị tái nhiễm nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo cơ thể của bé. Không gian nhỏ sau mỗi màng nhĩ được nối với phần sau của cổ họng bởi một ống nhỏ gọi là ống Eustachian. Tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian hoặc chặn quá trình thoát dịch từ tai giữa đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này lại thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh có ống Eustachian nằm ngang nên thường dễ bị viêm tai hơn. Khi đầu bé lớn lên, ống này sẽ có độ nghiêng khiến cho sự thông khí cho tai giữa dễ dàng hơn. Ngoài ra viêm tai cũng sẽ dễ dàng xuất hiện hơn nếu bé có tiếp xúc với khói thuốc, đi nhà trẻ hoặc bú bình khi bé đang nằm. Sử dụng núm vú giả kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tai. Thậm chí, thỉnh thoảng viêm tai cũng đột nhiên xuất hiện mà không có lí do cụ thể. Một số dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này đó là bé thường kéo và xoa tai, thay đổi hành vi đột ngột, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Ngoài các căn bệnh trên thì trẻ trong những năm tháng đầu đời có thể gặp một số bệnh như nôn mửa, hăm tã và tiêu chảy. Vì thế mẹ nên chú ý đến mọi dấu hiệu của trẻ để sớm có phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời cho con.
Nguồn: ysidakhoa.net