Tại sao người bị bệnh tiểu đường thường có mỡ máu cao?

Người bệnh tiểu đường mắc kèm rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 2 – 4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên 2-6 lần. Vậy tại sao người bệnh lại bị mỡ máu cao?

Bệnh nhân tiểu đường bị mỡ máu cao

BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TẠI SAO LẠI BỊ MỠ MÁU CAO?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Y sĩ đa khoa Văn bằng 2 cho hay: Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao là hai bệnh lý thường song hành với nhau. Nguyên nhân là do khi đường huyết trong máu tăng cao sẽ tăng tích trữ mỡ cơ thể, đồng thời đường huyết cao tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-c (một loại mỡ máu xấu) tại gan, làm gan không thể loại bỏ được cholesterol, dẫn tới tình trạng cholesterol không ngừng tăng cao trong máu.

Thêm vào đó, khi đường huyết tăng cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng sự lắng đọng và bám dính của tế bào mỡ vào thành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa và làm cho thành mạch bị hẹp dần lại.

Vì vậy người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chỉ số mỡ máu thường xuyên để kiểm soát bệnh

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ MỠ MÁU CAO

Việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu ở người bệnh tiểu đường được coi là chìa khóa then chốt để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn khoa học theo những gợi ý sau có vai trò quan trọng với người bệnh tiểu đường có mỡ máu cao.

  • Chọn thực phẩm có chỉ số GI và GL thấp: cá, các loại thịt trắng, các loại rau xanh, trái cây ít ngọt như bưởi, ổi, mận, dâu tây, sơ ri…
  • Sử dụng loại chất bột đường phức hợp: gạo nguyên cám, gạo lứt, khoai củ vì hạn chế gây tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và lớp vỏ có chứa nhiều vitamin, chất xơ có lợi cho sức khỏe.
  • Ăn giảm thực phẩm giàu cholesterol: như óc heo, thịt mỡ, da, phủ tạng động vật gồm lợn, bò, gia cầm, trừ cá.
  • Tăng cường thực phẩm giúp giảm cholesterol: như cá hồi, cá chép, các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, táo, các loại đậu và rau củ.
  • Cân đối chất béo hợp lý: Tổng năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn cần chiếm dưới 30%. Trong đó acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng, chú trọng cung cấp acid béo không bão hòa một nối đôi chiếm 10-15%, acid béo không bão hòa nhiều nối đôi dưới 10%, nên tránh chất béo dạng trans.
  • Ngoài chế độ ăn, người bệnh nên duy trì thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút với các bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, cầu lông…

Giá đỗ giúp hạ mỡ máu cho bệnh nhân bị tiểu đường

MỘT SỐ THỰC PHẨM GIÚP NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HẠ MỠ MÁU

Giá đỗ (làm từ đỗ xanh)

Đỗ xanh trong quá trình lên mầm chứa lượng vitamin C cao gấp 6, 7 lần so với hàm lượng vốn có trong hạt đỗ.
Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào và giàu chất xơ, giá đỗ là món ăn vừa thanh mát, ngon miệng vừa giúp người bệnh tiểu đường ổn định lại hàm lượng cholesterol trong máu.

Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bạn nên tự làm giá đỗ tại nhà phục vụ cho bữa ăn cả gia đình.

Quả táo

Táo là một trong những trái cây hàng đầu tốt cho người bị mỡ máu cao.

Với hàm lượng pectin- chất xơ hòa tan dồi dào và vitamin phong phú, táo có thể “dọn dẹp” một phần lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể. Pectin có hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể bằng cách giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL).

Các dưỡng chất thực vật và chất chống oxy hóa trong táo như polyphenol sẽ làm giảm hấp thu glucose và ổn định lượng đường trong máu.

Nấm hương

Nấm hương có dưỡng chất cực kỳ phong phú, trong đó có các hoạt chất góp phần làm giảm cholesterol máu như:

  • Beta-glucan: một loại chất xơ giúp hạ nồng độ cholesterol
  • Eritadenine: hợp chất ức chế các enzyme có liên quan đến việc sản sinh ra cholesterol
  • Sterol: phân tử giảm hấp thu cholesterol tại ruột

Không những thế, nấm hương còn có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin dồi dào.

Cá hồi

Cá hồi rất giàu acid béo omega-3 lành mạnh, DHA và EPA giúp tăng mức cholesterol có lợi, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu, duy trì tính linh hoạt của động mạch, tĩnh mạch và tăng cường sức khỏe cơ tim.
Ngoài ra, cá hồi rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho hệ thần kinh, cơ- xương- khớp và cải thiện tâm trạng.

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại trái cây ít đường và có lượng calo thấp (Chỉ 46 calo trong mỗi 154 g), thấp hơn so với các loại trái cây ít đường khác. Tuy nhiên, dưa hấu lại chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp giảm huyết áp, giảm các rủi ro liên quan đến tích tụ mảng bám động mạch và bệnh tim.

Tỏi

Thường xuyên đưa tỏi vào bữa ăn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng số cholesterol xấu LDL trong cơ thể nhờ làm giảm hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan.

Ngoài ra tỏi còn ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp và kháng khuẩn rất tốt.

Bên cạnh chế độ ăn khoa học và vận động thường xuyên, người bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ kiểm soát đường huyết đồng thời ổn định lipid máu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *