Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu 2020
Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm có tính lây lan nhanh trong cộng đồng trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời. Y sĩ đa khoa chia sẻ phác đồ điều trị bệnh thủy đậu như sau:
- Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết mới nhất
- Phác đồ điều trị bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng (phần 1)
- Phác đồ điều trị bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng (phần 2)
- Phác đồ điều trị bệnh Tai Mũi Họng (phần 3)
Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu
Y sĩ đa khoa chia sẻ khái niệm cơ bản về bệnh học thủy đậu: Bệnh thủy đậu (Chickenpox) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc
Bên cạnh đó, trên y học lâm sàng cho thấy bệnh thủy đậu lây trực tiếp qua đường hô hấp và khi tiếp xúc trực tiếp với những tổn thương da và niêm mạc.Thời gian lây nhiễm khoảng 1 tuần (từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước đến khi những mụn nước đóng vảy). Khả năng lây nhiễm cao, sau khi mắc bệnh thì trẻ/người bệnh có miễn dịch bền vững.
Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu
- Nên cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.
- Sử dụng thuốc sát trùng ngoài da bôi tại chỗ: xanh methylen.
- Sử dụng thuốc kháng histamin chống ngứa.
- Điều trị Acyclovir: thuốc làm giảm thời gian bệnh, giảm triệu chứng cũng như biến chứng, hiệu quả cao nhất khi sử dụng 24 giờ trước khi nổi bóng nước.
+ Được chỉ định cho những trường hợp thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng.
+ Liều lượng: viên 800mg, sử dụng 5 lần/ngày trong vòng 5 -7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/lần. Ở người bị suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng thường sử dụng đường tiêm tĩnh mạch 10-12,5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày.
Có thể sử dụng Valacyclovir (tiền chất của Acyclovir) liều 1g/lần x 3 lần/ngày trong 7-10 ngày, hoặc Famciclovir 500mg/lần x 3 lần/ngày trong 7-10 ngày.
Trong trường hợp kháng với Acyclovir cho Foscarnet 40mg/kg/lần x 3 lần/ngày trong 10 ngày.
- Trong trường hợp có biến chứng:
+ Những tổn thương viêm da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng oxacillin (Bristopen) hoặc vancomycin.
+ Biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ ba (Ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (Levoíloxacin) (không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em <12 tuổi).
Hình ảnh nốt thủy đậu đặc trưng
Y sĩ đa khoa chia sẻ cách phòng bệnh
Phòng bệnh không đặc hiệu
- Phát hiện bệnh sớm để cách ly, tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
- Tiêm globulin miễn dịch:
+ Mục đích: phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.
+ Liều lượng: 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần.
+ Liều tiêm có thể dao động từ 2-10 ml.
Phòng bệnh đặc hiệu
Vacxin chống thuỷ đậu( vaccine sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Tham khảo từ tài liệu Y khoa lâm sàng: Bệnh học truyền nhiễm – NXB Y học
Được Ban tư vấn tuyển sinh Y sĩ đa khoa 2020 tổng hợp