Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có những biến chứng gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tim mạch và ung thư. Vậy khi mắc bệnh thường có những biến chứng nguy hiểm nào?

Tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng gia tăng

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm toàn cầu có hơn 300 triệu người được phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ở Việt Nam, theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc COPD là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Dưới đây là một số biến chứng của COPD gây nên làm ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:

Viêm phổi

COPD gây ra những tổn thương ở phổi thông qua những vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và làm nhiễm trùng. Đó cũng chính là nguyên nhân gây viêm phổi. Những thương tổn tại phổi, đường thở mạn tính và các loại virus, ký sinh trùng, nấm xâm chiếm làm tăng thêm khả năng nhiễm trùng gây viêm phổi nặng ở bệnh nhân mắc COPD.

Do vậy, khi mắc COPD bạn cần có một số biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bằng một số cách như: cung cấp nhiều nước cho cơ thể, bỏ thuốc lá, giữ vệ sinh nơi ở và tiêm phòng bằng vắc xin.

Ung thư phổi

Nhắc đến ung thư thì ai cũng sẽ thấy sợ hãi vì đây là căn bệnh hiểm nghèo và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thuốc lá chính là yếu tố gây nên bệnh COPD do vậy sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người bệnh sẽ mắc cả ung thư phổi. Khói thuốc lá sẽ tàn phá hệ hô hấp và các chức năng phổi của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại và tắc nghẽn khí đạo cũng là nguyên nhân kết hợp với COPD gây nên ung thư phổi. Khi người bệnh mắc cả COPD kèm theo ung thư phổi thì khả năng sống sót cũng sẽ bị đe doạ.

Đái tháo đường

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không phải là nguyên nhân gây nên đái tháo đường. Tuy nhiên nó là bệnh đồng mắc khá phổ biến trên bệnh nhân COPD làm cho nguy cơ nhập viện và tử vong tăng cao.

Các triệu chứng như ho, khó thở ngày càng tồi tệ hơn khi bệnh đái tháo đường tác động xấu đến cả tim mạch lẫn hệ hô hấp và phổi. Kiểm soát lượng đường trong máu là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nguy cơ đái tháo đường. Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn cho loại thuốc phù hợp cùng chế độ ăn hợp lý để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Bệnh nhân COPD còn có biến chứng gây suy tim ảnh hưởng tới tính mạng

COPD gây suy tim

Khi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài, nó cũng đem lại biến chứng gây suy tim phải ở người bệnh. Đây cũng là một trong những biến chứng nặng nề nhất. Khi các mạch máu bao bọc ở phế nang bị hư tổn gây áp lực lên quá trình lưu thông máu làm buồng tim ngày càng bị giãn.

Do vậy, tim cần phải hoạt động hết công suất, dần dần gây suy tim. Thuốc lá chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh này nên người bệnh cần bỏ thuốc càng sớm càng tốt kết hợp điều trị theo quy định của bác sĩ thì tỉ lệ gây ra biến chứng sẽ được giảm đi.

Sa sút trí tuệ

Thiếu oxy máu sẽ dẫn đến sự sa sút trí tuệ của người bệnh do mạch máu não bị tổn thương. Khi đó, họ sẽ chìm trong cảm giác đầu óc lúc nào cũng mơ màng, không tỉnh táo, đãng trí và có thể mất trí.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn tâm lý dẫn đến chứng trầm cảm. Các trò chơi hoặc những hoạt động kích thích não sẽ giúp ích làm cho bệnh nhân vừa sảng khoái tinh thần vừa giảm khả năng gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Biến chứng ở giai đoạn cuối

Khi người bệnh mắc COPD giai đoạn cuối, các triệu chứng đau ngực và khó thở càng trầm trọng gây nên những cơn đau thể xác đồng thời cả những tổn thương tinh thần do những suy nghĩ tiêu cực ở thời gian cuối đời.

Thường thì bác sĩ sẽ không thể đưa ra thời gian chính xác về việc tồn tại của họ. Có người chỉ còn 1-2 tháng nhưng có người cũng sẽ sống được vài năm. Tuỳ vào cơ địa và thể trạng của từng người. Tuy nhiên nếu có những biện pháp kiểm soát những cơn khó thở và cơn đau đó kết hợp khích lệ tâm lý thì người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn.

Qua bài viết trên, Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người: Để phòng ngừa biến chứng gây ra do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân cần thiết phải bỏ hút thuốc lá và chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra có chế độ dinh dưỡng cân bằng với những thực phẩm phù hợp cung cấp đủ calo cho cơ thể. Có thể kết hợp những bài thể dục nhẹ nhàngnhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó bệnh nhân không những ngăn ngừa nguy cơ gây biến chứng mà còn kiểm soát được bệnh COPD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *