Tìm hiểu về công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam
Hiện nay nhiều người đang tin rằng cây giảo cổ lam có thể chữa bách bệnh. Vậy cây giảo cổ lam bắt nguồn từ đâu và công dụng chữa bệnh của loài cây này có như lời đồn thổi?
- Hạ Kali máu nguy hiểm như thế nào?
- Danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn khi mang thai
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Seduxen an toàn
Tìm hiểu về tác dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam
Thông tin chung cây giảo cổ lam
cây giảo cổ lam là một loại cây thảo có dáng thân mảnh, loài này sống bằng cách leo nhờ các tua ở nách của lá, các cây đực và cây cái riêng biệt với nhau, lá giảo cổ lam có hình chân vịt khép kín. Cụm hoa có nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa xòe thành hình ngôi sao, phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín quả màu đen.
Giảo cổ lam phân bố ở đâu?
Theo như nguồn Tin Y Dược tổng hợp được thì loài cây Giảo cổ lam này mọc nhiều ở độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, môi trường ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm, ở Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam.
Thành phần hóa học
Trong cây giảo cổ lam có nhiều các hoạt chất như: Saponin, flavonoid, polysaccharid,… Saponin: Trong cây giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin có cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong sâm. Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, rất nhiều các vitamin khác nhau, không chỉ dừng lại ở đó giảo cổ lam còn có nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ rất tốt cho sức khỏe chúng ta nếu biêt cách sử dụng.
Công dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam
“Nhiều người bệnh có thể dùng cây giảo cổ lam để chữa bệnh, nhưng tùy vào tình trạng bệnh và loại bệnh khác nhau, người bệnh nên được chẩn trị chính xác từ đó sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp với từng loại bệnh khác nhau” – BS YHCT Nguyễn Hữu Định ( Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur).
Công dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam
- Điều trị cholesterol cao, huyết áp cao, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
- Điều trị sự thèm ăn, ho, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, căng thẳng, sỏi mật, béo phì, ung thư
- Tăng cường và kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể
- Giúp tăng sức mạnh cơ thể, nâng cao khả năng làm việc
- Cây giảo cổ lam bảo vệ gan bằng cơ chế tăng cường thải độc và tái tạo tế bào gan
- Cây giảo cổ lam có tác dụng điều trị chứng mất ngủ lâu năm, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu
- Cải thiện chức năng của tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức chịu đựng, tăng sức đề kháng môi trường và ngăn ngừa rụng tóc
- Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường
- Tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người lớn tuổi
- Giảm thiểu lượng mỡ thừa trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não
- Hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da cho phái nữ.
Đối tượng nào nên và không nên sử dụng giảo cổ lam ?
Những người nên sử dụng giảo cổ lam:
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu…
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan…
- Các bệnh nhân muốn tăng cường sức đề kháng.
Những người không nên sử dụng giảo cổ lam:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…
Cách phân biệt lá cây giảo cổ lam
Cách sử dụng và pha chế trà giảo cổ lam tốt cho người bệnh
Chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu sau đây:
- 20g giảo cổ lam
- Ấm trà
- Nước đun sôi
Hướng dẫn cách pha
Mỗi lần dùng cây giảo cổ lam để pha trà, các bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20g. Cho giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất bên trong giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước lọc trong ngày.
Lưu ý: Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi tối vì các hợp chất có bên trong trà sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dùng. Nên pha trà vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều và sử dụng thời gian này giúp các bạn minh mẫn và tỉnh giáo tốt nhất.
Nguồn: Y sĩ đa khoa 2019