Chẩn đoán nhịp tim nhanh như thế nào?

Chẩn đoán nhịp tim nhanh như thế nào?

Nhanh nhịp tim là tình trạng nhịp nhanh nhịp tim do được kích hoạt bởi những yếu tố như: căng thẳng, tập thể dục, vận động, hoặc một số loại thuốc có thể gây nhanh nhịp tim. Vậy nhanh nhịp tim được chẩn đoán như thế nào?

Tim nhanh nhịp là gì

Nhịp tim nhanh là gì?

Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tim đập nhanh có nhiều nguyên nhân có thể là bệnh lý và sinh lý. Nhanh nhịp tim có thể đáng lo ngại, nhưng thường không gây hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả.

Trong một số trường hợp nhanh nhịp tim có thể là triệu chứng của một bệnh tim nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như loạn nhịp tim và cần được điều trị nhanh nhịp tim.

Nhịp tim nhanh có biểu hiện như thế nào?

Trên Y học lâm sàng tim mạch thì các triệu chứng tim đập nhanh mà bệnh nhân có thể cảm nhận được như là:

  1. Mạch nhanh.
  2. Nhịp tim rung lên.
  3. Cảm thấy nhịp tim nhanh và đánh trống ngực.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy nhanh nhịp tim trong cổ họng cũng như ngực vùng mạch đập. Nhanh nhịp tim có thể xảy ra khi đang hoạt động hay nghỉ ngơi, đang đứng, ngồi hay nằm xuống.

Các bác sĩ công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội  khuyên bệnh nhân/ người có dấu hiệu bất thường về tim nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được giải thích về các triệu chứng tim mạch như:

  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc đau ngực.
  • Ngất hoặc bất tỉnh.

Chẩn đoán nhịp tim nhanh như thế nào?

Để chẩn đoán tim đập nhanh do đâu,  Y sĩ cần chẩn đoán phân biệt và loại trừ các nguyên nhân gây tim đập nhanh, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Để chẩn đoán chính xác thì, Y sĩ đa khoa cần dựa vào các Xét nghiệm cận lâm sàng.

ECG rối loạn nhịp tim

Theo viện Tim mạch quốc gia thì để chẩn đoán nhanh nhịp tim, Y sĩ đa khoa có thể chỉ định bệnh nhân kiểm tra các chỉ định cận lâm sàng như sau:

  • Điện tim (ECG).Thử nghiệm không xâm lấn, kỹ thuật viên sẽ đặt điện cực trên ngực ghi lại những xung điện tim đập.
  • Theo dõi Holter. Theo dõi Holter là một thiết bị di động mang để ghi lại ECG liên tục, thường là từ 24 đến 72 giờ. theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện nhanh nhịp tim mà không tìm thấy khi kiểm tra điện tim thường quy.
  • Ghi sự kiện.Trường hợp không có nhịp tim bất thường nào trong khi theo dõi Holter.
  • Chụp X-quang. Chụp X-quang có thể được thực hiện để xem kích thước và hình dạng của tim để giúp xác định cấu trúc tim bất thường
  • Siêu âm timSiêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn, trong đó bao gồm siêu âm qua thành ngực, cho thấy hình ảnh chi tiết của cấu trúc và chức năng tim.

 

Biến chứng của nhịp tim nhanh

Bác sĩ /y sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi nhanh nhịp tim không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngất: Khi tim bệnh nhân đập quá nhanh và tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây ra hiện tượng huyết áp bị tụt đột ngột và khiến bệnh nhân bị ngất do tim đập nhanh.
  • Ngưng tim: Biến chứng này hiếm gặp nhưng thực tế là một số trường hợp nhịp tim quá nhanh có thể gây tim ngừng đập và nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Đột quỵ: Đột quỵ do nhanh nhịp tim là biến chứng thường gặp đối với những bệnh nhân mắc những bệnh về tim mạch. Bệnh nhân có thể có cơn rung nhĩ và hình thành những cục máu đông gây tắc mạch máu não và dẫn tới đột quỵ. 
  • Suy tim: Khi nhịp tim nhanh gây suy tim, khi này tim sẽ có những cơn rung nhĩ và đây cũng chính là là nguyên nhân dẫn tới suy tim.

Làm sao để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường CĐ Y Dược Pasteur khuyên mọi người, dù là người khỏe mạnh hay người bệnh thì nên kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt đặc biệt là sức khỏe của trái tim. Những chia sẻ dưới đây phần nào giúp mọi người kiểm soát nhịp tim tốt hơn:

Làm sao để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Chăm vận động và nên tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga
  • Không nên làm việc quá căng thẳng.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Thư giãn, tránh bị căng thẳng kéo dài.
  • Hạn chế và bỏ thuốc lá, rượu bia và các các chất kích thích

Thông tin được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa, chuyên khoa tim mạch. Thông tin tại website ysidakhoa chỉ mang tính tham khảo! Không thay thế bất kỳ lời khuyên, chỉ định, phác đồ điều trị tim mạch của các bác sĩ điều trị lâm sàng! Vì vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám bệnh khi có biểu hiện bất thường.

Nguồn: Trung Cấp Y sĩ đa khoa 2020 – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tổng hợp chia sẻ kiến thức Y học Lâm sàng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *