Suy nhược cơ thể có nên truyền nước (dịch) không?

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước (dịch) không?

Lạm dụng truyền nước, thấy mệt là truyền nước, truyền đạm, truyền đường gây sốc,… đó là các vấn đề còn nhiều bất cập hiện nay. Vậy người suy nhược cơ thể có nên truyền nước (dịch) không?


Suy nhược cơ thể có nên truyền nước (dịch) không?

Truyền nước là gì?

Truyền nước là từ ngữ thông dụng được sử dụng ở ngoài đời, trong Y học lâm sàng người ta gọi là truyền dịch (dịch ưu trương, dịch đẳng trương) đây là việc làm đưa một lượng dịch từ bên ngoài vào thẳng tĩnh mạch trong cơ thể thông qua kim truyền. Dịch truyền có thể là: Nước, các chất điện giải, đường, vitamin, đạm, chất béo.

Nhưng trên lâm sàng thông thường, loại dịch mà người bệnh suy nhược cơ thể hay được truyền chính là Glucose, vitamin, đạm. Một chai dịch có dung tích 500ml, thời gian truyền trong từ 3-5-8 giờ tùy tốc độ và thể trạng của người bị suy nhược cơ thể.

Khi nào người bệnh suy nhược cơ thể nên truyền nước?

Thực tế theo Tin Y tế cập nhật từ các đơn vị Dược phẩm thì chế phẩm dịch truyền là thuốc được sản xuất ra nhằm mục đích bổ sung dịch cho cơ thể trong những trường hợp cấp cứu mà không thể bù kịp bằng đường ăn uống như: sốt cao, tiêu chảy mất nước nặng, mất máu cấp tính hoặc truyền dịch để đưa thuốc trị bệnh vào cơ thể…

Với người suy nhược cơ thể, còn tỉnh táo và ăn uống được, việc truyền dịch là việc làm thực sự là KHÔNG nên dùng. Vì sao? Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur trả lời như sau: “Khi người bệnh còn ý thức và có thể ăn uống thì họ hoàn toàn có thể bù nước bằng đường uống và bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn, không nên lạm dụng dịch truyền”.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà y sĩ đa khoa sẽ cần chỉ định loại dịch cần truyền. Quá trình truyền dịch cũng phải tuân thủ quy định về lượng dịch, tốc độ, thời gian truyền và yêu cầu vô khuẩn đối với dụng cụ truyền dịch.

Ai có thể truyền dịch và khi nào cần truyền dịch?

Truyền nước dịch có an toàn không?

Y sĩ đa khoa không khuyến khích người bị suy nhược cơ thể truyền dịch, bởi nó không tự nhiên, không phải là giải pháp lâu dài. Trường hợp truyền dịch tại nhà sẽ rất nguy hiểm vì không có đầy đủ trang thiết bị để xử lý khi xảy ra những tai biến ngoài ý muốn như:

Sốc phản vệ: do truyền dịch quá nhanh, do cơ địa dị ứng  với thành phần có trong dịch truyền…

Nhiễm trùng: Kim tiêm để đưa dịch vào cơ thể xâm lấn thẳng vào tĩnh mạch của người bệnh.

Ở giai đoạn này, trường hợp nhân viên y tế không tuân thủ đúng các nguyên tắc vô khuẩn, việc tiêm truyền cũng như động tác mở đường cho hàng triệu nhóm vi khuẩn trên da, kim tiêm, không khí xung quanh đi vào máu người bệnh.

Mặt khác, người đang suy nhược cơ thể có sức đề kháng rất yếu, vậy nên khi nhiễm khuẩn, cơ thể không đủ sức để chống trả.

Người bệnh từ đó mà dễ bị nhiễm trùng cơ quan, nhiễm trùng nơi tiêm, thậm chí là nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng.

Qúa tải dịch: Khi cơ thể của bệnh nhân suy nhược cơ thể không thiếu dịch mà lại truyền dịch sẽ vậy khiến lòng mạch, tế bào trên cơ thể bị quá tải dịch. Dịch truyền đi từ lòng mạch vào các khoang gian bào gây phù. Nguy hiểm hơn, dịch thừa có thể tràn vào màng phổi, màng tim gây chèn ép, khó thở, thậm chí tử vong.

Hủy hoại cầu thận: Khi truyền dịch quá nhanh hoặc quá mức cho phép, thận phải làm việc tích cực để thải nước thừa ra ngoài.

Người bị suy nhược cơ thể đang trong trạng thái kiệt quệ, thận và các cơ quan khác đều suy giảm chức năng. Từ đó lại phải tải một lượng dịch quá lớn khiến thận kiệt sức và hư tổn nhanh hơn.

Thận của người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ ứ nước, viêm cấp hoặc rối loạn chức năng.

Tóm lại, Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhận định việc truyền nước không phải là giải pháp cho mọi vấn đề sức khỏe.

Truyền nước không thể theo ý bệnh nhân mà phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Mong rằng, qua bài viết “Suy nhược cơ thể có nên truyền dịch truyền nước không” sẽ giúp người bệnh hiểu được tầm quan trọng của dịch truyền cũng như sự nguy hiểm của việc lạm dụng truyền dịch nước.

Trung cấp Y sĩ đa khoa 2020 – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *