Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh bạch hầu thanh quản

Bạch hầu thanh quản là tập hợp một số loại bệnh bạch hầu mà thanh quản là vị trí khởi phát bệnh. Đây loại bệnh tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong.

Bạch hầu thanh quản là bệnh gì?

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết bạch hầu thanh quản là tập hợp một số loại bệnh bạch hầu mà thanh quản là vị trí khởi phát bệnh – nơi mà vi khuẩn sinh sản. Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, mũi, hầu họng và thanh quản. Bệnh có thể xuất hiện trên da hoặc các niêm mạc khác: kết mạc mắt hoặc niêm mạc bộ phận sinh dục. Đây là loại bệnh biểu hiện tình trạng nhiễm trùng và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh, hầu hết là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 2-7 tuổi nên thường được biết đến với tên bạch hầu thanh quản ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp nói chuyện, ho hắt hơi… Trên lâm sàng, bệnh bạch hầu còn có các thể khác như bạch hầu mũi, bạch hầu họng-amidan… Trong số đó, bạch hầu thanh quản chiếm khoảng 1/4 các trường hợp. Bạch hầu thanh quản phổ biến ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn chưa cai sữa.

Trẻ em mắc bệnh bạch hầu thanh quản nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh và thận, đặc biệt có nguy cơ gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến hôn mê sâu và gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là bệnh có nhiều biến chứng rất nguy hiểm, ngay khi phát hiện bị bạch hầu thanh quản cần được điều trị tích cực tại cơ sở y tế và theo dõi thật kỹ các biến chứng của bệnh tránh tử vong do tắc thở và trụy tim mạch.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu thanh quản là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu thanh quản được xác định là do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra. Corynebacterium diphtheriae là một trực khuẩn gram dương có tính hiếu khí và không di động, chỉ sản xuất được ngoại độc tố khi chúng bị nhiễm một loại virus đặc biệt khác gọi là thực khuẩn bào (bacteriophage). Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ có những chủng vi khuẩn có khả năng sinh độc tố mới có khả năng gây bệnh có các biến chứng nguy hiểm. Khi soi dưới kính hiển vi, vi khuẩn bạch hầu rất mảnh có dạng hình dùi trống hoặc hình que, sắp xếp đặc trưng giống hàng rào. Theo thứ tự khả năng gây bệnh giảm dần, vi khuẩn bạch hầu được chia làm ba typ là gravis, intermedius và mitis. Cả ba type vi khuẩn đều có khả năng sinh độc tố nhưng type gravis là loại gây ra thể bệnh nặng.

Cũng theo y sĩ đa khoa, cả 3 typ vi khuẩn bạch hầu đều nhạy cảm với các yếu tố vật lý, hoá học. Dưới tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ, nếu là ánh sáng ở trong nhà thì vi khuẩn sẽ bị diệt sau vài ngày. Tại nhiệt độ 580C vi khuẩn có thể sống được trong khoảng 10 phút, ở môi trường phenol 1% và cồn 60 độ vi khuẩn chỉ có thể tồn tại trong 1 phút. Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một loại protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, mang độc tính cao và chịu nhiệt kém. Ngoại độc tố của các typ vi khuẩn bạch hầu khác nhau đều có đặc tính giống nhau. Ngoại độc tố bạch hầu khi được xử lý bằng nhiệt độ và formol sẽ bị mất đi độc tính, được gọi là giải độc tố dùng làm vắc xin để tiêm phòng bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu thanh quản là gì?

Triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản thường xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh, bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú
  • Chảy nước mũi
  • Khó thở, thở nhanh. Ở trẻ còn bú khi cho trẻ bú cần phải chú ý dừng lại để bé thở.
  • Sưng các hạch ở cổ
  • Ho ông ổng (barking cough)
  • Khàn tiếng
  • Vùng họng xuất hiện một màng màu xám dày

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh bạch hầu thanh quản?

Bạch hầu họng là một bệnh có triệu chứng hết sức nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được can thiệp y tế ngay lập tức và tích cực với các loại thuốc sau:

Chống độc tố bạch hầu: Ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh bạch hầu, trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm cần được sử dụng một loại chống độc tố bạch cầu. Thuốc kháng độc tố thường được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, trung hòa độc tố bạch hầu trong cơ thể. Trước khi bệnh nhân uống thuốc kháng độc tố, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm dị ứng da để đảm bảo rằng người bệnh không bị dị ứng với các thành phần thuốc kháng độc tố. Trường hợp bị dị ứng thuốc kháng độc tố thì trước tiên cần được giải mẫn cảm với thuốc kháng độc tố, bằng cách cho liều nhỏ thuốc kháng độc tố và sau đó tăng dần liều lượng.

Thuốc kháng sinh: Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc làm sạch nhiễm trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.

Trẻ em và người lớn mắc bệnh bạch hầu phần lớn cần phải vào bệnh viện để điều trị. Các trường hợp mắc bệnh cần được cách ly đặc biệt vì bệnh bạch hầu có thể lây lan đến bất kỳ ai nếu không được chủng ngừa bệnh.

Trong trường hợp bạch hầu thanh quản có biểu hiện triệu chứng muộn, có dấu hiệu gây bít tắc đường hô hấp thì cần thực hiện bóc tách giả mạc giúp thông đường hô hấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *