Bộ Y tế đề xuất việc hiến máu trở thành nghĩa vụ bắt buộc, theo đó mỗi công dân sẽ thực hiện hiến máu mỗi năm 1 lần, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đa khoa khác nhau như thế nào?
- Bệnh ung thư và những quan niệm vô cùng sai lầm
- Tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ đa khoa làm công việc gì?
Bộ Y Tế đề xuất bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần
Trong Dự án Luật về máu và tế bào gốc được Bộ Y tế gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định có đề xuất quy định hiến máu trở thành nghĩa vụ bắt buộc của công dân và phải thực hiện 1 năm/lần.
Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần
Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới, tại các nước đang phát triển cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và đảm bảo an toàn truyền máu, chính phủ Việt Nam đã ban hành hình luật liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu… Sau khi Luật Hiến máu ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.
Tin tức y dược trích Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.
Chính vì thế, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu như sau:
- Giải pháp 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;
- Giải pháp 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Theo Bộ Y tế, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở cân nặng của người hiến máu: Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.
Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.
Xem thêm: Triển vọng phát triển rực rỡ của Y học hiện đại
Phấn đấu năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%
Phấn đấu năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%
Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách hiến máu tình nguyện trở thành nghĩa vụ bắt buộc của công dân thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).
Tuy nhiên theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, hiện các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc. Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu. Việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc sử dụng giải pháp 2.
Từ những phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, do nội dung của các chính sách được xác định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.
Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hiến máu (bao gồm hiến máu toàn phần và thành phần máu) trên dân số toàn quốc năm 2015 là 1,27%, tăng 13,5% so với tỷ lệ hiến máu/dân số năm 2014. Đây là số liệu đáng lưu ý vì căn cứ vào Quyết định số 1208/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 đã quy định: “Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 1,3%, đến năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%”.
Hiện nay trên toàn quốc hiện có nhiều cơ sở y tế tham gia tiếp nhận hiến máu với quy mô rất đa dạng, hiện có 60 cơ sở thực hiện tiếp nhận hiến máu. Xét về thực tế hoạt động trong nhiều năm qua, mỗi cơ sở truyền máu chỉ có thể bắt đầu đảm đương được vai trò là trung tâm truyền máu khu vực, khi lấy máu đạt trên 50.000 đơn vị/năm – tối thiểu tiếp nhận 150 đơn vị máu mỗi ngày.
Nguồn: Ysidakhoa.net