Có những phương pháp nào phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm?
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm thường được các bác sĩ chỉ định đối với trường hợp người bệnh bị đau nhức, liệt chi mà điều trị bằng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả…
- Triệu chứng và phương pháp điều trị ung thư đường mật ngoài gan
- Bác sĩ hướng dẫn cách chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản
- Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị sỏi trong gan
Có những phương pháp nào phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thường được các Bác sĩ chỉ định đối với trường hợp người bệnh bị đau nhức, liệt chi mà điều trị bằng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả… Phẫu thuật được coi là biện pháp cuối cùng cho người bệnh nhằm mục đích kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
Có những phương pháp nào phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm?
- Phẫu thuật mổ mở
Đây là phương pháp mổ được thực hiện trực tiếp trên da, mở rộng bản sống, cắt bỏ dây chằng với đường rạch da từ 4cm đến 6cm.
- Phẫu thuật Mini – COD
Phẫu thuật lấy nhân thoát vị qua đường mổ nhỏ lối sau. Nhân nhầy sẽ được lấy ra khỏi đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh. Bác sỹ chỉ rạch một đường nhỏ, để lấy khối thoát vị, ít gây tổn thương mô xung quanh.
- Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Phương pháp này được thực hiện dưới kính hiển vi phẫu thuật: Dùng một ống banh có đường kính khoảng 2cm, rạch một đường trên da phía sau, lấy nhân thoát vị và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
- Phẫu thuật lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi
Dùng dụng cụ nhỏ gọn, dễ thao tác, rạch một đường rạch da duy nhất và lấy nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh. Thiết bị này giúp giữ vững cấu trúc cột sống và bảo tồn mô mềm tốt nhất.
Phẫu thuật lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi
Biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Đối với người bệnh việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả thì các sĩ thường chỉ định phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm với hi vọng giảm bớt cơn đau do bệnh gây ra. Tuy nhiên, đây là biện pháp vẫn có nguy cơ tái phát, có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
- Rủi ro trong và sau khi mổ
- Vết mổ chảy nhiều máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Rách màng cứng, rò rỉ dịch não tủy
- Thực tế có tới 90% người bệnh thành công với phương pháp này, còn lại 10% vẫn có nguy cơ tái phát lại.
Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- Tổn thương rễ thần kinh
- Tổn thương đuôi ngựa gây liệt hai chi dưới
- Tổn thương màng cứng gây thoát vị màng cứng
- Viêm chít các rễ thần kinh trong ống sống
- Thông các mạch máu lớn sau phú mạc
Mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật với những phương pháp khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh… do đó chi phí phẫu thuật ở mỗi người bệnh cũng khác nhau – Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
- Hiện nay, đối với một ca phẫu thuật Bệnh viện Chuyên khoa Nội thần kinh có chi phí rơi vào khoảng 45-50 triệu đồng.
- Còn đối với một số trường hợp sử dụng phương pháp mổ truyền thống, mổ hở nhằm lấy nhân thoát vị đĩa đệm có chi phí khoảng 20 triệu đồng.
- Chi phí cho mổ nội soi vào khoảng 30-40 triệu
Hy vọng với những thông tin mà tôi tổng hợp sẽ giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiểu hơn về những phương pháp phẫu thuật cũng như chi phí khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Thanh Mai – ysidakhoa.net