Đau xương cụt là triệu chứng bệnh lý rất thường gặp nhưng lại ít được để ý tới. Tình trạng này nếu không xác định được nguyên nhân và đưa ra cách điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
- Lỏng khớp gối có những phương pháp điều trị như thế nào?
- Tìm hiều nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm
- Rối loạn cơ tròn thường có những triệu chứng bệnh như thế nào?
Đau xương cụt có thể có nguyên nhân không phải do bệnh lý có từ trước
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN BẠN BỊ ĐAU XƯƠNG CỤT?
Xương cụt là xương rất nhỏ ở phần cuối của cột sống. Nó có tác dụng quan trọng giúp giữ cân bằng khi bạn ngồi và cố định các nhóm cơ, gân, dây chằng xung quanh. Đau xương cụt xảy ra ở dưới cột sống lan sang hông. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau xương cụt như sau:
Nguyên nhân cơ học
Đau xương cụt có thể xảy ra khi bạn ngồi quá lâu hoặc đang ngồi mà đứng lên đột ngột dẫn đến xương cụt bị nén quá lâu. Đau cũng có thể xảy ra khi gặp những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ.
Nguyên nhân bệnh lý
Những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau xương cụt bao gồm:
- Viêm âm đạo: Khi bị viêm âm đạo có thể gây đau xương cụt kèm đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn. Đặc biệt đau sẽ tăng mạnh lên khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.
- Vị trí tử cung bất thường: Bình thường tử cung sẽ hơi ngả về phía trước nhưng khi tử cung ngả quá ra phía sau sẽ dẫn đến tình trạng đau xương cụt. Tử cung bị sai vị trí có thể xảy ra do quá bận rộn, sinh đẻ nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung.
- Khối u: Các khối u cũng có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt. Điều này xảy ra khi các khối u như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u ở cột sống thắt lưng phát triển to dần dẫn đến chèn lên dây thần kinh gây đau.
- Bệnh đường tiết niệu: Những bệnh lý xảy ra ở hệ tiết niệu như viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt. Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.
Nguyên nhân sinh lý
Những nguyên nhân sinh lý có thể gây đau xương cụt bao gồm:
- Vòng tránh thai: Đau xương cụt cũng có thể xảy ra do nguyên nhân vòng tránh thai bất thường như kích cỡ không phù hợp, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn, vị trí của vòng tránh thai bị lệch…
- Phụ nữ cao tuổi: Đau xương cụt kèm đau thắt lưng cũng có thể xảy ra do tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống.
- Mang thai: Khi phụ nữ mang thai thì trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng đau nhức xương cụt.
Những nguyên nhân sinh lý khác có thể gây đau xương cụt như chu kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết…
Bệnh nhân bị đau xương cụt có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau
CÁCH CHỮA ĐAU XƯƠNG CỤT NÀO HIỆU QUẢ NHẤT?
Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Nếu bị đau xương cụt do nguyên nhân cơ học thì tình trạng đau sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, để giúp giảm đau nhanh hơn thì người bệnh có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:
- Hơi ngả người về trước khi ngồi
- Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V
- Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau
- Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid
- Nằm nghỉ ngơi
- Kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng những cách điều trị đau xương cụt sau đây:
- Vật lý trị liệu. Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật giảm đau như hít thở sâu và thư giãn hoàn toàn khung xương chậu vì cơn đau thường bộc phát khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện.
- Xoa bóp. Xoa bóp các cơ gắn với xương cụt có thể làm giảm đau. Các thao tác thường được thực hiện thông qua trực tràng.
- Phẫu thuật. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật cắt bỏ xương cụt khi tất cả các liệu pháp trên đều không hiệu quả.
Hiện tượng đau xương cụt hiện nay ngày càng trở lên phổ biến, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, mọi người cần chú ý và thăm khám sức khỏe định kì để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.