Bệnh lao là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng cho phổi và những hệ hô hấp, vậy bệnh lao phổi lây nhiễm như thế nào và cách phòng tránh ra sao?
- Những dấu hiệu bất thường phổ biến ở hệ tiêu hóa
- Chia sẻ những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận
Vi khuẩn lao có cấu tạo khá đặc biệt, có thể kháng lại một số loại kháng sinh thông thường. Do đó, ngay cả trong thời đại kháng sinh đa dạng như hiện nay, những loại thuốc được chọn lựa điều trị lao cũng không đa dạng và tình trạng kháng thuốc đôi khi làm cho việc điều trị khá khó khăn.
Bệnh lao phổi là gì?
Theo Y sĩ đa khoa bệnh lao là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis) và lây truyền qua đường không khí. Nhiều bệnh nhân thường mắc nhiễm lao giai đoạn ủ bệnh, gọi là bệnh lao tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian, tùy vào sức khỏe người bệnh, thời gian kéo dài vài tuần hay vài năm, vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động và gây những biểu hiện bệnh. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan ra (phát tán) đến các cơ quan khác như: xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim…
Ở một số trường hợp, giai đoạn ủ bệnh sẽ ngắn vì người bệnh có hệ miễn dịch yếu. Từ sau giai đoạn bệnh toàn phát, bệnh lao sẽ trở thành bệnh dễ lây truyền. Những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh lao, như sau:
Người bệnh HIV hoặc những bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.
Bệnh tiểu đường
Bệnh thận giai đoạn cuối
Một số căn bệnh ung thư
Bệnh suy dinh dưỡng
Người bệnh đang thực hiện một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị liệu.
Người bệnh đang dùng một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
Đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.
Chăm sóc bệnh nhân bị lao, như bác sĩ hay điều dưỡng.
Sống và làm việc ở nơi có người bị lao, như trại tị nạn, trạm xá.
Người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp kém.
Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Du lịch đến những nơi bệnh lao vẫn còn phổ biến.
Vì thế bệnh lao là căn bệnh dễ lây nhiễm và có biến chứng thành nhiều những bệnh lý hô hấp khác nhau. Do đó người bệnh cần có kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này.
Làm sao để phát hiện bệnh lao phổi?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trong giai đoạn ủ bệnh của lao, người bệnh thường cảm thấy rất bình thường. Đa số người bệnh không có biểu hiện nào trong giai đoạn này và bệnh cũng không lây lan. Sau khi bệnh đã phát triển, những biểu hiện bắt đầu xuất hiện. bác sĩ cho rằng, tùy vào cơ quan nào bị ảnh hưởng thì sẽ có những biểu hiện có thể bao gồm ho kéo dài trong ít nhất 3 tuần. Không chỉ vậy, ho kèm theo đờm hoặc máu, đau ngực, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và yếu ớt. Những biểu hiện của lao có thể gây ra do nhiều bệnh liên quan đến phổi khác. Vì thế người bệnh cần đến những trung tâm Y tế để thăm khám sau khi phát hiện bệnh. Ngoài ra cần tuân thủ một số điều để bảo vệ sức khỏe như sau:
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian.
Sử dụng hộp chia thuốc hàng ngày để uống thuốc đúng theo lịch
Hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc
Tái khám đúng hẹn
Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc giữ vệ sinh
Chế độ ăn uống của bệnh nhân nên giàu dinh dưỡng, để bù đắp lượng tiêu hao do bệnh gây nên, nâng cao sức đề kháng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định khuyến cáo các bạn nên gọi cho bác sĩ nếu phát hiện người bệnh bị sốt hoặc ớn lạnh hoặc xuất hiện những biểu hiện kéo dài hay những biểu hiện xấu.