Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh, để điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân có thể áp dụng những lời khuyên của bác sĩ sau đây.
- Những dấu hiệu bất thường phổ biến ở hệ tiêu hóa
- Chia sẻ những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận
Điều trị tăng huyết áp mà không cần dùng thuốc
Những biện pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc trong tăng huyết áp đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát và điều trị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhưng lại chưa được bệnh nhân nhận thức một cách đầy đủ. Để điều trị tăng huyết áp mà không cần dùng thuốc, các bác sĩ tư vấn bệnh nhân cần lưu ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như sau:
Hạn chế muối ăn trong thực phẩm: Theo Y sĩ đa khoa, khi bị tăng huyết áp, ăn chế độ kiểm soát muối (< 5 gram mỗi ngày) là cách nên làm để giúp hạ huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu lượng muối trong bữa ăn cả ngày không vượt quá 5-6gr thì huyết áp giảm được từ 2-8 mmHg.
Tập thể dục: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe và bệnh nhân tăng huyết áp cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày trong ít nhất 4 ngày/tuần, người ta nhận thấy huyết áp của họ giảm trung bình 4mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương. Bạn nên chọn môn thể dục thể thao nào cảm thấy hứng thú và luyện tập thường xuyên và có cách tập luyện phù hợp.
Ngồi thiền: Các nhà khoa học cũng đã chứng minh ngồi thiền có thể làm giảm con số huyết áp, tuy nhiên hiệu quả thực sự còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Hạn chế lượng cồn tiêu thụ: Các nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu, bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg huyết áp tâm thu và 2mmHg huyết áp tâm trương. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu /ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12%) và 45ml rượu 40 độ.
Thay đổi chế độ ăn: Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, chế độ ăn uống khi điều trị bệnh tăng huyết áp rất quan trọng. Bệnh nhân có thể tham khảo chế độ ăn DASH là chế độ ăn nổi tiếng với những nguyên tắc sau: Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau với 4-5 khẩu phần/ngày, chất xơ, chế phẩm sữa với hàm lượng chất béo thấp, thịt nạc, canxi, magie, kali. Hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, muối. Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn này giúp làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 6mmHg và huyết áp tâm trương 3mmHg.
Giảm cân: Việc giảm cân có thể đem lại hiệu quả hạ áp một cách ngoạn mục đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Với mỗi 9kg mà một người giảm được, người đó có thể giảm được huyết áp tâm thu khoảng từ 5-20mmHg.
Không hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng epinephrin và norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng huyết áp và cũng là yếu tố làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do tim mạch và đột quỵ. Chính vì thế việc dừng hút thuốc không chỉ có thể giúp kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.
Bổ sung một số vi chất khác: Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ: các vi chất như vitamin C, omega-3, coenzym Q10, magie được cho là có thể giảm huyết áp nhưng chưa có những nghiên cứu thực sự thuyết phục.