Tỏa dương có công dụng chữa trị bệnh gì?

Tỏa dương là loài nấm thường mọc và sống ký sinh trên những cây gỗ lớn trong rừng sâu thấp ẩm. Với tác dụng bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nở. Ngoài ra thảo dược này được dùng trong bài thuốc chữa liệt dương, yếu sinh lý, thận tỳ hư, người yếu mỏi, ăn kém, cơ thể suy nhược, …

Cây tỏa dương

Để hiểu hơn về tác dụng công dung của tỏa dương, các bạn cùng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mô tả đặc điểm chung cây tỏa dương

Tên gọi khác: Củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá, xà cô.

Tên khoa học: Balanophora thuộc họ gió đất (Balanophoraceae).

Mô tả đặc điểm thực vật:

  • Là loại cây cỏ giống như một cây nấm, có màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên có mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, có màu tím,có mùi hôi.
  • Cán hoa mèm và nạc, hơi sần sùi, cây không có lá.
  • Hoa cái và hoa đực cái riêng, cùng gốc hay khác gốc.
  • Cụm hoa đực hình trụ dài 9-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài 2-4cm.
  • Mùa ra hoa vào tháng 10-2.

Phân bố: Thảo dược thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp… ở các vùng rừng núi nước ta như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái… Mùa hoa vào tháng 10-2. Thường vào mùa này người ta mới dễ phát hiện và ra chúng.

Thu hái và chế biến, bảo quản: Chọn cây to bằng ngón tay lớn, có màu đỏ hoặc nâu sẫm, khi phơi khô có màu đen, hơi mềm, màu đồng nhất.

Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc mọt.

Bộ phận dùng: Dò của cây tỏa dương

Thành phần hóa học: Chưa có nghiên cứu.

Vị thuốc tỏa dương

Công dụng – Tác dụng vị thuốc tỏa dương

Theo GV Cao đẳng Dược TPHCM: Vị thuốc có Tính ôn, không độc và có vị ngọt. Qui vào 2 kinh Thận và Tỳ.

Theo y học hiện đại: Chưa có nghiên cứu.

Theo Đông y:

  • Công dụng: Bổ thận, bổ máu, sinh huyết, trợ dương, ích âm, ,…
  • Chủ trị: Thận hư yếu, đau lưng mỏi gối, chân tay đau mỏi, liệt dương, di tinh, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, ăn không ngon miệng, …

Tác dụng của cây tỏa dương: Tỏa dương là loài thảo dược quý giá, bổ dưỡng và có rất nhiều công dụng trị bệnh và làm đẹp như:

Giúp hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh đẻ:

Tỏa dương được coi là một bài thuốc dân gian hết sức tốt cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Quá trình giảm cân nhanh sau khi sinh đẻ con khiến cho cơ thể không cung cấp đầy đủ sữa cho con và làm cho cơ thể mệt mỏi chậm chạp. Vì vậy khi dùng tỏa dương, sức khỏe phụ nữ cải thiện hơn rõ rệt vì trong nấm này có nhiều dưỡng chất hỗ trợ đào thải độc trong thận, kích thích đường tiêu hóa giúp mẹ sau sinh ăn ngon hơn để có thể đủ sữa cho em bé .

Chữa trị nám da, tàn nhang:

Các nhà khoa học, khi phân tích sơ lược, loài nấm này có hoạt chất tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen – loại hormone rất cần thiết cho chị em duy trì vẻ đẹp và sức trẻ của họ. Việc sử dụng nấm thảo dược này mang lại hiệu quả rất khả quan cho người dùng. Bởi trong thảo dược này có công dụng tăng cường nội tiết tố nữ estrogen một cách tự nhiên để có thể từ từ giải quyết chữa trị nám da từ bên trong. Có thể phối hợp thêm những biện pháp bên ngoài tác động vào sẽ làm cho liệu trình đạt hiệu quả một cách toàn diện nhất.

Nấm tỏa dương giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ

Giúp tăng khả năng chữa trị sinh lý cả nam và nữ giới:

Thảo dược được nhắc đến nhiều nhất chính là khả năng chủ trị sinh lý ở cả nam và nữ giới.

Theo Y học Lâm Sàng: Đối với người Nam giới khi sử dụng thảo dược này, hoạt chất protodioscin trong nó đảm nhiệm chức năng tăng tiết tố testosteron một cách tự nhiên. Từ đó, loài thảo dược này đặc trưng cho việc chữa các bệnh lý về sinh lý ở nam giới như: liệt dương, rối loạn cương dương, yếu sinh lý … hay đơn giản là bổ trợ, nâng cao năng lực phòng the ở cho cánh mày râu.

Nấm thảo dược này còn được gọi là bất lão dược có công dụng bổ thận, ích tinh huyết, nhuận táo, dưỡng gân trị ủy nhược. Có công dụng tốt đối với các chứng bệnh đái rắc, bí đại tiện, xuất tinh sớm, liệt dương,  mất ngủ, rụng tóc nhiều. Các nhà khoa học còn phát hiện cho thấy nó còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Giúp chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi tay chân:

Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dùng trong các bài thuốc giúp bổ máu, bổ thận, tăng cường hoạt động chức năng của đường tiêu hóa, thông tiểu và chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi tay chân. Giúp mạnh gân cốt hỗ trợ chữa trị đau lưng nhức xương rất tốt. nhiều người dùng sau khi uống rượu hay sắc thuốc đã phản hồi đều thấy ăn ngon và ngủ ngon hơn.

Giúp chống lão hóa:

Thảo dược này còn có tác dụng điều tiết hệ miễn dịch, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, làm tăng chức năng của tuyến nội tiết như tuyến yến ở nữ giới, chống lão hóa, chống loét, ức chế ngưng tiểu cầu, tổng hợp các kháng thể ADN và RNA.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nấm tỏa dương

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nấm tỏa dương

Chữa trị xuất tinh sớm:

  • Tỏa dương 20g, Thục địa, đỗ trọng mỗi vị 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả.
  • Đuôi lợn sơ chế qua,rửa sạch, chặt thành từng khúc. Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch.
  • Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2 – 3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ra ăn vài lần trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ giúp phụ nữ sau khi sinh phục hồi sức khỏe nhanh:

  • Tỏa Dương sau khi thu hái về, xử lý qua sơ chế, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 – 40 độ. Ngâm rượu tire lệ 1:5. Ngâm trên 30 ngày mới dùng được hoặc càng lâu càng tốt.
  • Rượu sẽ có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống,nếu khó uống. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén con (khoảng 30ml).

Chữa trị liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư):

Nấu toả dương với đậu đen. Ăn đều mỗi chiều tối/ngày và dùng trong nhiều ngày liên tục.

Chữa trị dương hư táo bón người già (Nhuận tràng):

Bài 1: Toả dương 15g, vừng đen, vừng vàng mỗi vị 12g, chỉ xác, ngưu tất mỗi 10g. Sắc uống, Ngày uống 1 lần. uống lúc đói

Bài 2: Toả dương, nhục thung dung mỗi vị 500g. Sắc 2 nước, rồi dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm.  Uống môi lần 2-3 thìa (thìa canh). với nước sôi

Giúp Bổ thận, chữa trị đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khó gây đau bụng:

  • Tỏa dương, hoàng bá, hoàng cầm, quy bản, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu, mỗi vị đồng lượng 16g; địa hoàng, đương quy, mỗi vị 10g; phá cố chỉ, tục đoạn, mỗi vị 8g.
  • Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, trộn với rượu đều và hồ làm thành viên hoàn,
  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 15-20g.

Giúp Hoạt tinh, di tinh, chữa trị sinh lý yếu, mệt mỏi:

  • Tỏa dương, tang phiêu tiêu mỗi vị 120g, long cốt, bạch phục linh mỗi vị 40g.
  • Tất cả tán mịn, làm viên hoàn to bằng hạt ngô,
  • Uống 15-20g mỗi lần với nước muối loãng. uống 2 lần/ngày.

Món ăn hỗ trợ chữa trị liệt dương, bổ thận dương:

  • Toả dương, nhục thung dung mỗi vị 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g.
  • Lúc đầu sắc riêng toả dương và nhục thung dung, Rồi sau lấy nước thuốc này nhào với bột mì, cán mỏng, cắt thành sợi, cho vào nấu với thịt dê, cho gia vị vừa miệng, ăn điểm tâm hằng ngày.

Ngâm Rượu toả dương:

  • Có tác dụng Khai vị, cường tráng: dược liệu tỏa dương thái mỏng với tỷ lệ 1: 5 rượu (40 độ). Ngâm 1 tháng. Rượu ngâm ra có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
  • Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm trong 1 tuần có thể dùng được

Một số lưu ý khi dùng vị thuốc tỏa dương

Theo DS.CK1 Nguyễn Quốc Trung – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Bên cạnh những công dụng chính như đã biết, dược liệu Tỏa dương có thể gây ra các tác dụng phụ nếu thiếu thận trọng khi dùng. Vì vậy cần trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn sử dụng hợp lý.

  • Người bị tiêu chảy không nên sử dụng dược liệu này.
  • Để tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể. Thanh niên dưới 30 tuổi không dùng vì cơ thể đang phát triển tự nhiên, sinh lý cũng rất tốt vì vậy không nên sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng vì ảnh hưởng đén thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Không nên dùng cho người bệnh mắc các bệnh về chức năng gan, suy thận
  • Không dùng quá nhiều rượu ngâm nấm thảo dược này trong 1 lần uống vì uống quá nhiều khiến cơ thể quá tải, không hấp thụ được hết có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Qua bài viết ta đã biết nấm Tỏa dương là một loại dược liệu quý giá, bổ dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh và làm đẹp, nó được sử dụng rộng trong các bài thuốc gia truyền và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn bạn nên trao đổi với thầy thuốc y học cổ truyền để được tư vấn về bài thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc hợp lý nhất.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *