Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết và tim mạch ngày càng cao, trong đó bệnh phì đại cơ tim hay gặp nhiều ở người cao tuổi.
- Những nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh tim mạch?
- Những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm
Bệnh phì đại cơ tim là bệnh gì?
Bệnh phì đại cơ tim là một trong những bệnh tim mạch ảnh hưởng đến khả năng co bóp lưu thông máu của tim. Cơ tim phì đại đôi khi còn làm ảnh hưởng đến nhịp tim dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi bị bệnh phì đại cơ tim các sợi cơ tim phát triển bất thường làm thành tim dày lên, đặc biệt là tâm thất trái. Khoang bên trong tâm thất trái bị thu nhỏ lại khiến tim không thể giãn ra giữa các nhịp đập. Hậu quả là tâm thất bơm máu ra khỏi tim ít hơn làm cho bệnh dễ bị ngất xỉu, đau thắt ngực, khó thở và nghiêm trọng nhất là đột tử.
Triệu chứng thường gặp của bệnh phì đại cơ tim
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết các dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh cơ tim phì đại như: Khó thở, thở gấp và thở ngắn trong lúc đi bộ hoặc khi gắng sức, đau tức ngực ngất xỉu khi tập thể dục, nhịp tim nhanh bất thường, phù nề…
Nguyên nhân gây bệnh phì đại cơ tim
Bệnh phì đại cơ tim là bệnh di truyền do các đột biến gen khiến cơ tim phát triển bất thường làm cho thành tim dày lên. Khi một người được chẩn đoán đã mắc bệnh phì đại cơ tim thì tất cả thành viên trong gia đình cũng cần được xét nghiệm và kiểm tra. Hầu hết đều gặp phải tình trạng các vách ngăn giữa hai tâm thất trở nên to hơn, cản trở lưu lượng máu ra khỏi tim gọi là tắc nghẽn cơ tim phì đại. Ngoài ra, bệnh cao huyết áp không được điều trị sớm cũng gây phì đại cơ tim.
Nguy cơ mắc phải bệnh phì đại cơ tim
Bệnh cơ tim phì đại có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em và có thể gây đột tử ở cả trẻ em và người lớn. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bệnh. Có khoảng 50% con cái của những cha mẹ mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
Điều trị hiệu quả bệnh phì đại cơ tim
Chẩn đoán bệnh phì đại cơ tim: Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh và khám lâm sàng như chụp X-quang, kết quả điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim, theo dõi nhịp tim 24/24; Kỹ thuật xét nghiệm y học như xét nghiệm máu; kiểm tra gen bằng xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Điều trị bệnh phì đại cơ tim: Mục đích điều trị là kiểm soát các triệu chứng và làm chậm tiến trình bệnh. Triệu chứng do suy tim và loạn nhịp tim có thể điều trị được. Thuốc được dùng để điều hòa nhịp tim và giảm tình trạng teo nhỏ của tâm thất bao gồm các thuốc ức chế beta như propranolol và thuốc ức chế kênh canxi như verapamil. Phẫu thuật cấy nút tạo nhịp nhân tạo cũng là một phương pháp điều trị bệnh phì đại cơ tim. Ghép tim áp dụng cho những bệnh nhân thất bại với các phương pháp điều trị trên.
Chế độ sinh hoạt phù hợp đối với bệnh nhân bị phì đại cơ tim
Y sĩ đa khoa cho biết bệnh nhân phì đại cơ tim có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau:
Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong đơn.
Khuyên thành viên gia đình đi kiểm tra tim thường xuyên vì đó là những đối tượng cũng có nguy cơ cao bị cơ tim phì đại.