Giảm hồng cầu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho những tế bào ở trong cơ thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giảm hồng cầu trong bài viết sau đây
- Những thói quen xấu làm tổn hại tới chức năng gan
- Bệnh viêm túi mật cấp tính do nguyên nhân nào gây nên?
- Phospho là gì có vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Hồng cầu giảm là hiện tượng lượng hồng cầu trong máu giảm đi
TÌM HIỂU BỆNH LÝ GIẢM HỒNG CẦU LÀ GÌ?
Giảm hồng cầu chính là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố hoạt động ở trong máu ngoại vi và lượng hồng cầu trong máu sẽ thấp hơn so với những người bình thường.
Theo thống kê thì số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là: đối với nữ giới có chứa khoảng 3,8 triệu/mm3 máu và năm giới chứa khoảng 4,2 triệu/mm3.
Nhưng trên thực tế thì số lượng hồng cầu sẽ thay đổi tùy vào từng thời gian trong ngày như tăng lên khi vận động và giảm đi khi ngủ. Lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường có khả năng cao hơn ở người lớn. Trong 10 ngày đầu sau khi sinh trẻ thường bị vàng da sinh lý do lúc này một số hồng cầu bị tiêu đi. Tuy nhiên sau vài tháng thì các hồng cầu đó sẽ quay trở lại và gần bằng đối với những người trưởng thành.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY HỒNG CẦU GIẢM?
Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Rất khó để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hồng cầu trong máu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó bao gồm: bất thường màng hồng cầu, thiếu máu do di truyền, thiếu hụt vitamin B12 hay acid folic, thiếu men hoặc sự bất thường của huyết sắc tố.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được biện pháp ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do di truyền. Các biện pháp kỹ thuật hiện nay có thể giúp cho các cặp vợ chồng kiểm tra được xác xuất trẻ có mang mầm bệnh hay không.
BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP KHI BỊ GIẢM HỒNG CẦU
Đối với những người bị giảm hồng cầu ở mức độ nhẹ sẽ không cảm thấy triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng có thể gặp đầu tiên đối với những trường hợp bệnh phát triển chậm là:
- Rất khó tập trung và hay suy nghĩ.
- Nhức đầu.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là khi vận động nhiều hoặc khi tập thể dục.
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu và gắt gỏng.
Nếu như bệnh thiếu máu tiến triển nặng hơn sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Đau lưỡi
- Khó thở.
- Màu da nhợt nhạt.
- Móng tay giòn.
- Màu xanh ở lòng trắng của mắt.
Hoặc có thể bị choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ hồng cầu giảm sẽ có phương pháp điều trị khác nhau
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI BỊ GIẢM HỒNG CẦU TRONG MÁU
Hiện nay, chúng ta có thể điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể từng phương pháp điều trị giảm hồng cầu như sau:
Điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mắc bệnh và thể trạng sức khỏe của từng người mà đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể như:
- Truyền máu với những đối tượng cần thiết phải truyền trực tiếp máu.
- Dùng Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch.
- Sử dụng loại thuốc Erythropoietin với tác dụng nhằm giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu.
- Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc cần bổ sung sắc, Vitamin B12, acid folic hoặc những loại khoáng chất và Vitamin khác.
Điều trị giảm hồng cầu bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cho quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường, giúp người bệnh giảm các triệu chứng mệt mỏi do hồng cầu giảm gây nên.
- Những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh như đi bộ, yoga, thiền định, cầu lông… sẽ có tác dụng giúp cho hện tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn nếu được thực hiện thường xuyên.
- Bổ sung nguồn Vitamin B12 vào cơ thể để giúp hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào máu. Trong thịt và các sản phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc, đậu nành như sữa đậu nành…
Trên đây là một số thông tin về bệnh giảm hồng giúp cho mọi người có thêm hiểu biết về căn bệnh này. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích, cần điều trị và khám bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.