Những đối tượng nào dễ mắc bệnh cao huyết áp mà bạn chưa biết?

Bệnh cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi những diễn tiến âm thầm của bệnh. Vậy những đối tượng nào có thể mắc chứng bệnh này?

Bệnh tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng”

Đối tượng nào dễ mắc bệnh cao huyết áp?

Cao huyết áp là bệnh thường gặp ở những đối tượng có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:

  • Đối tượng: thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Giới tính/độ tuổi: Phụ nữ từ 55 – 65 tuổi, đàn ông từ 45 – 50 tuổi. Đàn ông có khả năng mắc huyết áp cao hơn so với phụ nữ.
  • Chủng tộc: người có khả năng bị tăng huyết áp nhất là người Mỹ gốc Phi.
  • Tiền sử gia đình: Bệnh huyết áp cao có tính di truyền nếu các thành viên trong gia đình của bạn (cha mẹ hoặc anh chị) mắc bệnh huyết áp cao thì bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
  • Thụ động: Người ít vận động không tập thể dục thường xuyên hoặc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ cũng dễ bị căn bệnh này.
  • Tiêu thụ quá nhiều muối: Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ tăng “gánh nặng” cho tim, khiến tăng rủi ro bị huyết áp cao.
  • Thừa cân, béo phì: Béo phì sẽ làm cản trở sự lưu thông của máu đến các cơ quan do sự bó hẹp về lòng mạch từ khiến áp suất dòng máu tác động lên thành mạch tăng lên. Do đó, những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, không kiểm soát được cân nặng rất dễ bị tăng huyết áp.
  • Uống quá nhiều rượu bia: Việc sử dụng rượu bia thường xuyên, mức độ nhiều, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng và chỉ số huyết áp cũng theo đó mà tăng lên.
  • Hút thuốc lá.
  • Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Căng thẳng.

Ngoài những đối tượng này vẫn còn nhiều đối tượng khác có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Vì vậy, chúng ta không được phép chủ quan trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh tăng huyết áp này.

Cao huyết áp có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau

Những biến chứng có thể xảy ra là gì?

Một số biến chứng mà huyết áp cao có thể gây ra, đó là:

  • Suy tim.
  • Chứng phình động mạch.
  • Suy thận.
  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Bệnh về mắt: có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng cách không dùng thuốc

Điều trị bệnh cao huyết áp bằng cách điều chỉnh lại lối sống hằng ngày là rất quan trọng. Bạn có thể:

  • Hạn chế ăn đồ ăn mặn, không ăn thức ăn có chứa nhiều mỡ và đường.
  • Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E, PP.
  • Không uống quá nhiều rượu bia.
  • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh áp lực công việc và stress, duy trì trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để có một lối sống lành mạnh.

Theo các Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người: Điều trị căn bệnh này là điều trị suốt đời, vậy nên kể cả khi huyết áp của bạn đã trở về mức huyết áp bình thường bạn cũng không nên ngưng dùng thuốc ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *