Chuyên gia chia sẻ cách xử trí khi bị chó dại cắn
Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo thống kê WHO 90% các ca nhiễm dại ở người đều do chó dại cắn. Vậy bạn cần làm gì khi bị chó dại cắn?
- Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh gãy xương hở
- Các biện pháp điều trị cho trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh
- Hội chứng Ablepharon-Macrostomia: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – Giảng viên Cao đẳng Dược tại HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM.
Bạn cần làm gì sau khi bị chó dại cắn
Việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu thông qua chủ con vật xem con vật cắn bạn đã được tiêm phòng bệnh dại chưa.
Trong trường hợp bạn bị cắn khi đi ngang qua một con chó bị xích thì bạn nên dừng lại và kiểm tra xem vết cào hoặc cắn có làm rách da hay không đồng thời lấy thông tin tiêm phòng và tình trạng sức khỏe của chó từ chủ sở hữu.
Tất cả chó đã cắn người cần được cách ly, theo dõi kiểm tra các dấu hiệu bệnh dại trong vòng 10 ngày. Nếu con vật không có dấu hiệu bệnh dại sau 10 ngày thì bạn không cần tiếp tục tiêm phòng dại. Trong trường hợp ngược lại bạn sẽ phải tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.
Các bước xử trí sau khi bị chó dại cắn
Trong bài viết, chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – Giảng viên Cao đẳng Dược tại HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM chia sẻ tại tin y dược các bước xử trí sau khi bị chó dại cắn:
Đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, bôi thuốc sát trùng làm sạch vết thương.
Sau đó bạn cần đến các trung tâm y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn xử trí muộn dẫn đến virus dại di chuyển qua hệ thống thần kinh đến các cơ quan và não gây các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
Làm gì khi chó nhà cắn hay tiếp xúc với virus dại?
- Bạn cần liên lạc với các cơ quan kiểm soát và bảo vệ động vật hoặc các bác sĩ thú y trong trường hợp thú cưng của bạn bị cắn hoặc bạn nghi ngờ thú cưng bị động vật nhiễm bệnh dại khác cắn.
- Giữ trẻ em và mọi người tránh xa vật nuôi cho đến khi thú cưng được bác sĩ thú y kiểm tra toàn diện.
- Thú cưng của bạn cũng phải được cách ly với các động vật khác và tiếp xúc hạn chế với con người. Có hai loại cách ly đối với vật nuôi đã tiếp xúc với động vật dại:
– Cách ly 60 ngày: Dành cho thú cưng đã được tiêm phòng dại
– Cách ly 6 tháng: Dành cho thú cưng chưa được tiêm phòng dại trước đó.
Các bước sơ cứu khi bạn bị chó cắn
Quy trình sơ cứu khi bạn bị chó cắn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
- Trường hợp da bạn bị xước hãy rửa vùng vết thương bằng nước ấm và xà phòng sau dó sát trùng bằng cồn iod
- Trường hợp vết cắn chảy máu bạn hãy đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để cầm máu. Sau dó rửa sạch bằng nước và xà phòng, lau khô và sát trùng bằng cồn iod
- Trong trường hợp vết thương tiến triển xấu đi và bạn cảm thấy đau hoặc sốt hãy đến các trung tâm y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn cần tiêm ngay vaccine phòng dại trong các trường hợp nào?
- Vết cắn ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục.
- Khi bị chó dại cắn, chó có biểu hiện dại hay địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh, nạn nhân cũng cần đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Không cần tiêm ngay vacxin phòng dại trong các trường hợp nào?
Bạn không cần tiêm ngay vaccin phòng dại mà phải theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh.
- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích thì bạn nên nhanh chóng đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải tiêm phòng dại nữa.
Nguồn: Y sĩ đa khoa TP.HCM tổng hợp