Phác đồ điều trị bệnh mày đay mới nhất
Nội dung
Mề đay hay còn được gọi là mày đay, là một dạng thuộc bệnh lý dị ứng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị bệnh mày đay cần có phác đồ phù hợp và chính xác.
- Phác đồ điều trị bệnh hen phế quản
- Phác đồ điều trị chấn thương mũi
- Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính (SARS-CoV-2)
Bệnh lý mề đay thường gặp trên lâm sàng
Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ đến bạn đọc phác đồ điều trị bệnh mề đay như sau:
Điều trị đặc hiệu
- Tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ các yếu tố đã được biết gây bệnh hoặc có thể gây nặng bệnh: ngừng dùng thuốc, thức ăn, chuyển chỗ ở, đổi nghề, tránh nóng, lạnh và tiếp xúc ánh nắng mặt trời,.
- Cân nhắc điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu nếu không thể loại bỏ được dị nguyên gây ra bệnh.
Điều trị triệu chứng bệnh mày đay
Dược sĩ Pasteur chia sẻ tại kiến thức y học lâm sàng cho biết: Thuốc chủ yếu giúp kiểm soát dấu hiệu gồm thuốc kháng histamine và glucocorticoid.
a.Thuốc kháng histamin:
kháng histamin H1
- Chỉ định: đây có thể được cho là lựa chọn đầu tiên trong tất cả các thể mày đay
- Liều lượng, cách dùng: các bạn có thể xem bảng 1.
Các thuốc kháng histamine H1
Thuốc | Liều lượng cách dùng | Yêu cầu giảm liều | |
Thế hệ 1 ( gây buồn ngủ ) | Chlorpheniramin | NL: 4mg x 3-4 lần/ngày TE: 0,35mg/kg/24 giờ | Không |
Diphenhydramin | NL: 25-50mg x 3-4 lần/ngày TE: 5mg/kg/24 giờ | Suy gan | |
Doxepin | NL: 25-50mg x 3 lần/ngày | Suy gan | |
Hydroxezin | NL: 25-50mg x 3 lần/ngày TE: 2mg/kg/24 giờ | Suy gan | |
Ketotifen | NL: : 2x 2 lần/ngày TE > 3 tuổi : 1mg x 2 lần/ngày | Không | |
Thế hệ 2 (ít hoặc không gây buồn ngủ) | Acrivastin | NL: 8 mg x 3 lần/ngày | Không |
Cetirizin | NL và TE > 6 tuổi : 5-10mg x 1 lần/ngày TE < 6 tuổi : 5mg/ngày | Suy gan, suy thận | |
Desloratadin | NL: 5mg x 1 lần/ngày | Suy gan, suy thận | |
Ebastin | NL: 10-20mg x 1 lần/ngày | Suy gan, suy thận | |
Fexofenadin | NL: 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg x 1 lần/ngày | Suy gan | |
Levocetirizin | NL: 5mg x 1 lần/ngày | Suy gan, suy thận | |
Loratadin | NL và TE > 30kg: 10mg x 1 lần/ngày TE < 30kg: 5mg/ngày | Suy gan | |
Mizolastin | NL: 10mg x 1 lần/ngày | Suy thận |
*NL: người lớn; TE: trẻ em
kháng histamin H2:
- Chỉ định: Bác sĩ đa khoa có thể phối hợp với thuốc kháng H1trong trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng H1 đơn thuần.
- Liều lượng, cách dùng:
Các thuốc kháng histamine H2 trong điều trị các bệnh dị ứng
Thuốc | Liều lượng cách dùng |
Famotidin | Người lớn: 40mg/ngày uống hoặc tiêm TM Trẻ em: 0,5 – lmg/kg/ngày. Tổng liều không vượt quá 40mg/ngày |
Ranitidin | Người lớn: 150mg uống 6-8 giờ/lần không vượt quá 600mg/ngày Trẻ em: >12 tuổi: 1,25-2,5mg/kg uống 12 giờ/lần không vượt quá 300mg/ngày |
Cimetidin | Người lớn: 300-800mg uống 6-8 giờ/lần Trẻ em: 20-40mg/kg/ngày uống chia ra 6 giờ/lần |
c.Glucocorticoid:
– Chỉ định: phối hợp với thuốc kháng Hi và H2 để giảm dấu hiệu trong các tình huống mày đay nặng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các thuốc kể trên .
– Liều lượng, cách dùng: Y sĩ đa khoa khuyến cáo người bệnh nên dùng liều trung bình, một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednison hoặc prednisolone hoặc Methylprednisolone uống 40-60mg/ngày (ở người lớn) hoặc 1mg/kg/ngày (ở trẻ em) trong 5-7 ngày.
Bệnh mề đay (mày đay) cần được điều trị sớm
Theo dõi và tái khám sau khi điều trị bệnh mày đay
Các chỉ số cần theo dõi:
- Tình trạng lâm sàng
- Công thức máu.
- Tốc độ máu lắng
- Nồng độ IgE đặc hiệu (nếu có thể)
Thời gian tái khám :
- Mày đay cấp tính: 3-5 ngày
- Mày đay mạn tính: 2-4 tuần
Phòng bệnh mày đay như thế nào?
- Không có biện pháp phòng bệnh nào đặc hiệu
- Ở một số người có cơ địa dị ứng và đã có tiền sử bị mày đay, cần cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố này.
- Với một số người đang trong đợt cấp của mày đay, cần tránh tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố kích phát không đặc hiệu làm nặng dấu hiệu của mày đay như: uống thức uống có ga ăn thức ăn lên men (rưa muối, banh mì,…) gió lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, xúc động mạnh, gắng sức,…
Thông tin về “phác đồ điều trị mày đay (mề đay)” mang tính chất tham khảo! Y sĩ đa khoa hoặc người trực tiếp điều trị cần dựa vào yếu tố lâm sàng cùng với kinh nghiệm bản thân để đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh!
Theo: Y học Lâm sàng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp