Y sĩ đa khoa chia sẻ phác đồ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

Y sĩ đa khoa chia sẻ phác đồ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

Thời điểm giao mùa là một trong những giai đoạn bệnh do virus vi khuẩn gây thành dịch bệnh hoành hành, trong đó có bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn gây ra. Vậy phác đồ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn là gì?


Phác đồ điều trị tiêu chảy do vi khuẩn của Bộ Y tế

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy do vi khuẩn

Theo các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Y sĩ cần nắm chắc các nguyên tắc điều trị tiêu chảy do vi khuẩn như sau:

  1. Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải.
  2. Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân.
  3. Điều trị triệu chứng.

Điều trị điều trị tiêu chảy do vi khuẩn chi tiết

Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm: trong tình huống chưa có kết quả vi sinh, cần cân nhắc sử dụng kháng sinh trong những tình huống sau: 

  • Cơ địa: suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.
  • Toàn trạng: bệnh nhân có sốt, tình trạng nhiễm trùng.
  • Phân: nhày máu, mũi.
  • Xét nghiệm:
  • Công thức máu có bạch cầu và/hoặc bạch cầu trung tính tăng.
  • Soi phân trực tiếp có hồng cầu, bạch cầu hoặc nghi ngờ có phẩy khuẩn tả.

Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp trong y học lâm sàng.

Kháng sinh thường hiệu quả trong tình huống tiêu chảy xâm nhập. 

Thường sử dụng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ sử dụng trong tình huống nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.

Liều sử dụng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn. Đối với trẻ em, theo Y sĩ tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur thì trẻ em thuộc nhóm đối tượng đặc biệt cần chăm sóc theo chế độ chuyên biệt, vì vậy phác đồ điều trị cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy do vi khuẩn khác người lớn về liều và lượng!

Tiêu chảy do E.coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio sp.

Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày 

  • Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
  • Quinolon khác: Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày (lưu ý không lạm dụng).

Thuốc thay thế: ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.  hoặc: azithromycin 0,5 g/ngày x5 ngày.                         

  hoặc:  doxycyclin 100 mg x2/ngày x 5 ngày.

Tiêu chảy do Clostridium difficile

Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6h x7-10 ngày.

Hoặc:

Vancomycin 250mg (uống) mỗi 6h x 7-10 ngày.

  Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)


Phác đồ điều trị tiêu chảy của Bộ Y tế

Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày.

  • Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.
  • Levofloxacin 0,5 g x 1 lần/ngày.

Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày.

Hoặc azithromycin 0,5 g/ngày x 3 ngày.

Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, S. paratyphi)

Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày.

  • Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

Thuốc thay thế: ceftriaxon (TM)50-100 mg/kg/ngày x 10-14 ngày. e. Tiêu chảy do vi khuẩn tả (Vibrio cholera)

Hiện nay, vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là:

  • Nhóm Quinolon (uống ) x 3 ngày.

Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày.

Norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày.

  • Azithromycin 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.

(Sử dụng cho trẻ em < 12 tuổi và phụ nữ có thai).

Thuốc thay thế:

  • Erythromycin 1 g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), sử dụng trong 3 ngày; hoặc
  • Doxycyclin 200 mg/ngày x 3 ngày (sử dụng trong tình huống vi khuẩn còn nhạy cảm).

Điều trị triệu chứng tiêu chảy do vi khuẩn

Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước

Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi bệnh nhân đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh.

  • Bệnh nhân mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, sử dụng dung dịch ORESOL.
  • Bệnh nhân mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer lactat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.

Điều trị hỗ trợ

  • Giảm co thắt: spasmaverin.
  • Làm săn niêm mạc ruột: smecta.
  • Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamide.

Thông tin từ bộ Y tế, người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ, y sĩ đa khoa. Người bệnh không tự ý áp dụng, ysidakhoa.net không chịu trách nhiệm khi người đọc cố tình áp dụng./

Nguồn: Y sĩ đa khoa – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tổng hợp phác đồ điều trị từ Bộ Y Tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *