Dấu hiệu giúp phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng rất hiếu động và không ý thức được mức độ nguy hiểm ở các trò chơi hay trong cuộc sống nên rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương sọ não.

Dấu hiệu giúp phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em

Dấu hiệu giúp phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em

Các trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ nhỏ nhưng nếu cha mẹ không canh chừng con cái cẩn thận thì chúng rất dễ bị chấn thương, nhiều trường hợp chấn thương nặng nhưng lại không biết cách nói với cha mẹ, chính vì thế để bảo vệ bé yêu nhà mình thì tìm hiểu về các tin tức y dược nói chung và dấu hiệu phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em nói riêng là việc làm cần thiết.

Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em

Theo các giảng viên giảng dạy Trung cấp Y sĩ đa khoa thì phần lớn nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em là tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông, trên thực tế thì có đến hơn 80% vụ chấn thương sọ não ở trẻ em là trên 2 tuổi. Các nguyên nhân có thể gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em bao gồm:

  • Do bị tác động chưa đúng cách trong quá trình mẹ sinh con.
  • Trẻ còn nhỏ và chưa ý thức được sự vật hiện tượng và mức độ nguy hiểm trong quá trình vui chơi, khám phá.
  • Trẻ bị ngã từ trên cao xuống đất, ngã từ trên giường xuống hoặc ngã cầu thang.
  • Trẻ bị bạo hành, đánh đập.
  • Chấn thương do tai nạn giao thông.

Dấu hiệu phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ

Dấu hiệu phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ

Dấu hiệu phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ

Một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ bao gồm:

  • Khi bị chấn thương sọ não thì trẻ có triệu chứng quấy khóc, khó chịu, khóc nhiều.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, nếu nặng thì có thể dẫn đến hôn mê.
  • Ánh mắt trẻ mệt mỏi, minh mẫn, lừ đừ, vật vã.
  • Trẻ có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì.
  • Ngoài ra, trong trường hợp nặng thì trẻ còn có các dấu hiệu thần kinh như yếu liệt chân, co giật, giãn đồng tử và hôn mê, gọi mãi không tỉnh, chảy máu tai hoặc máu mũi…
  • Đối với những trẻ lớn hơn thì có thể kêu đau đầu, bất tỉnh, ngủ nhiều, lơ mở, tiếp xúc kém, trẻ thường xuyên cảm giác chóng mặt, hoa mắt, đầu óc quay cuồng và xanh xao, thường xuyên nôn hoặc buồn nôn, thóp đầu của trẻ sau 1 thời gian chấn thương sẽ bị phồng lên.

Các hình thức chấn thương sọ não ở trẻ

Tùy vào từng mức độ mà bác sĩ sẽ phân chia chấn thương sọ não ở trẻ thành các hình thức sau:

  • Chấn động não: Đây là mức độ nhẹ nhất của chấn thương sọ não, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn sau thời gian ngắn.
  • Nứt sọ: Tình trạng đầu bị va đập tương đối mạnh làm nứt phần xương hộp sọ.
  • Dập não: Tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não trong hộp sọ.
  • Tụ máu trong hộp sọ: Tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong hộp sọ và não gây chảy máu, tạo máu tụ. Trường hợp này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm bệnh nhân sẽ tử vong.

Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não ở trẻ em

Điều trị chấn thương sọ não ở trẻ em như thế nào?

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ thì cha mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, làm các xét nghiệm y học lâm sàng, chụp CT-Scan để chẩn đoán chính xác bệnh.

Trong trường hợp nếu trẻ bị nhẹ và không có dấu hiệu bất thường thì sẽ được cho về nhà và theo dõi trong 1 tuần lễ, trong trường hợp nặng thì trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật và hướng dẫn chăm sóc điều trị sau phẫu thuật.

Nguồn: Ysidakhoa.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *