Nguyên nhân gây chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch là một trong những cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, bệnh cần được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Chẩn đoán và định hướng xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa
- Cách khám bụng ngoại khoa chi tiết và chuẩn xác cho Y sĩ
- Tài Liệu Y học Lâm sàng: Sổ tay Lâm sàng Ngoại khoa
Nguyên nhân gây chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa chủ yếu là do xơ gan
Hội chứng Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì?
Bác sĩ Dương Trường Giang giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng áp lực máu trong hệ tĩnh mạch cửa tăng cao hơn mức bình thường, ở người bình thường lúc nghỉ ngơi trong tư thế nằm và khi nhịn đói thì áp lực tĩnh mạch cửa trong khoảng 7-12 mmHg và chênh lệch áp lực giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ từ 1 đến 4 mmHg. Gọi là Tăng áp lực tĩnh mạch cửa khi áp lực tĩnh mạch cửa trên 12 mmHg hoặc khi chênh lệch cửa-chủ từ 5mmHg trở lên
Hội chứng Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gây nhiều biến chứng mà biến chứng chính, nguy hiểm và gây tử vong cao là chảy máu do vỡ các búi tĩnh mạch thực quản- tâm-phình vị. Đây là một hội chứng của nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng và thường gặp là do tăng sức cản dòng máu qua gan (thường gặp nhất là xơ gan) – Bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hóa Minh Hà hiện đang theo học lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ.
Nguyên nhân gây chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Các nguyên nhân khác nhau của Tăng áp lực tĩnh mạch cửa được phân loại theo vị trí và bản chất của sự cản trở hay tắc dòng máu tĩnh mạch cửa. Nếu lấy gan làm mốc thì có tắc trước gan, tắc trong gan, tắc sau gan. Dựa vào vị trí xoang người ta chia ra: tắc trước xoang, tắc tại xoang và tắc sau xoang.
Tắc trước gan
- Teo tĩnh mạch cửa: nhiều nhất trong Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa.
- Chèn ép tĩnh mạch cửa.
Tắc trong gan
- Bệnh sán máng gan (schistosomiase).
- Xơ hoá gan (íibrose):
- Xơ hoá gan-khoảng cửa.
- Tại xoang: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa không do tắc hay còn gọi Tăng áp lực tĩnh mạch cửa không có xơ
- Sau xoang: chủ yếu là các loại xơ gan (95%) do nhiều nguyên nhân khác nhau như do rượu, sau viêm gan virus, do thiếu dinh dưỡng, do ứ mật…
Tắc sau gan: hội chứng Budd-Chiari: Tắc tĩnh mạch trên gan do huyết khối, do dị dạng teo hẹp hay màng ngăn ở gần ngã ba chỗ tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ.
Tắc tĩnh mạch chủ dưới trên gan: Nếu lấy vị trí xoang gan làm mốc thì Tăng áp lực tĩnh mạch cửa được chia làm hai loại với sư khác nhau về áp lực máu hệ cửa:
- Tắc trước xoang (gồm tắc trước gan, tắc trong gan trước xoang và tai xoang) với đặc điểm áp lực tĩnh mạch cửa cao, áp lực xoang bình thường, có chênh lệch áp lực lách và áp lực xoang cao (gradient lách-gan).
- Tắc sau xoang (gồm tắc trong gan sau xoang và tắc sau gan) có áp lưc tĩnh mạch cửa và áp lực xoang đều cao, áp lực sau xoang bình thường hoặc cao nhẹ, không có chênh lệch đáng kể áp lực giữa lách và gan.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm chảy máu do Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một biến chứng nguy hiểm và quan trọng nhất nếu không nói là biến chứng chính, nguyên nhân gây tử vong chính của hội chứng này. Tỷ lệ tử vong của chảy máu do Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là từ 22-63%. Biến chứng này gặp trong những bệnh nhân xơ gan và cả những bệnh nhân Tăng áp lực tĩnh mạch cửa không có xơ gan.
Nguồn: Tổng hợp
Thanh Mai – ysidakhoa.net