Cách khám bụng ngoại khoa chi tiết và chuẩn xác cho Y sĩ
Nắm được cách khám bụng ngoại khoa và nhận biết được một số biểu hiện ngoại khoa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các Y Bác sĩ.
Cách khám bụng ngoại khoa chi tiết và chuẩn xác cho Y sĩ
Cách khám bụng ngoại khoa chi tiết và chuẩn xác cho Y sĩ
Tư thế khám
Tư thế bệnh nhân: Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ để khám ngoại bệnh nhân cần được nằm ngửa trên bàn khám hoặc giường khám, hai tay xuôi dọc 2 bên thân mình, hai chân chống lên làm trùng các cơ thành bụng.
Tư thế thầy thuốc: Thầy thuốc ngồi ghế hoặc ngồi bên cạnh bệnh nhân (bên phải bệnh nhân). Chú ý: phòng khám bệnh phải kín đáo, đủ ánh sáng, chỉ có bệnh nhân và người khám mặc áo bluse. Trong trường hợp bệnh nhân là phụ nữ trẻ, người khám là nam giới thì bắt buộc phải có từ 2 người trở lên.
Khám triệu chứng toàn thân
- Tình trạng tinh thần: tỉnh táo, kích thích hay hôn mê…
- Thể trạng: gầy béo hay trung bình
- Da niêm mạc: hồng, hồng nhợt, nhợt, xanh…
- Tổ chức dưới da: có phù, có xuất huyết không?
- Hạch ngoại vi, tuyến giáp: có to không, có sờ thấy không?
- Dấu hiệu sinh tồn: thân nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở?
Khám triệu chứng thực thể
Nhìn
- Bụng có di động theo nhịp thở hay không? Nếu bụng không di động theo nhịp thở, ta có thể phát hiện các dấu hiệu co cứng thành bụng qua quan sát: các múi cơ thẳng của bụng nổi rõ liên tục như người lên gân bụng.
- Có vết sẹo mổ cũ trên thành bụng không? Vết sẹo mổ cũ dễ là một trong những nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ.
- Bụng chướng hay lõm?
- Vùng bẹn bìu có chỗ nào phồng lên không? (thoát vị bẹn, thoát vị đùi..)
- Trong quan sát, ta cũng cần nhìn đến các chất thải của bệnh nhân như chất nôn, nước tiểu, phân… để có thể hướng tới chẩn đoán ví dụ như nôn ra thức ăn, dịch hay máu..
Sờ
- Nguyên tắc khám bụng
- Khám từ vùng không đau đến vùng đau để so sánh tình trạng cơ thành bụng ở các vùng bụng đối diện.
- Khám từ nông đến sâu: Người khám cần áp nhẹ toàn bộ bàn tay của mình lên bụng bệnh nhân, mềm mại ấn từ từ, không khám bằng các đầu ngón tay vì các đầu ngón tay sẽ kích thích thành bụng tạo ra những đáp ứng của thành bụng do phản xạ.
Một số điểm đau ngoại khoa thường gặp
Một số điểm đau ngoại khoa:
- Điểm thượng vị: nằm ở giữa đường nối từ mũi ức tới rốn.
- Điểm túi mật: là đường phân giác góc vuông tại rốn gặp bờ sườn phải.
- Điểm môn vị: điểm giữa của đường kẻ vuôn góc từ điểm túi mật, vuông góc với đường trắng giữa trên rốn.
- Điểm tá tràng: điểm giữa của đường kẻ từ điểm túi mật đến rốn.
- Điểm niệu quản trên: là điểm gặp nhau của đường vuông góc qua rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to, đau trong sỏi niệu quản.
- Điểm niệu quản giữa: là điểm 1/3 ngoài, đường nối 2 gai chậu trước trên.
- Điểm niệu quản dưới: nằm trong thành bàng quang, chỗ niệu quản đổ vào bàng quang. Không sờ được trên thành bụng phải thăm trực tràng hoặc âm đạo.
- Điểm buồng trứng là điểm giữa của đường nối từ rốn đến điểm giữa cung đùi.
- Điểm Macburney ( điểm ruột thừa): là điểm giữa của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải.
Một số dấu hiệu ngoại khoa:
- Phản ứng thành bụng: là tình trạng cơ thành bụng co lại khi ta ấn nhẹ bàn tay vào bụng bệnh nhân từ nông xuống sâu. Nguyên nhân phản ứng thành bụng là: một phản xạ của thành bụng nhằm bảo vệ các tạng bên trong khi bị tổn thương do sang chấn hay viêm nhiễm.
- Co cứng thành bụng: là tình trạng thành bụng phải co cứng liên tục và ngoài ý muốn người bệnh. Phát hiện dấu hiệu này chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên bụng bệnh nhân để cảm nhận tình trạng co cứng liên tục của các khối cơ thành bụng, bụng không di động theo nhịp thở, cơ thẳng to nổi lên dưới da bụng rõ rệt.
- Cảm ứng phúc mạc: khi ấn tay vào một điểm trên thành bụng rồi bỏ tay đột ngột bệnh nhân thấy đau chói trong sâu hoặc thấy đau khắp bụng. Có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng trong ổ phúc mạc có dịch viêm hoặc máu.
- Dấu hiệu chạm thận: bệnh nhân nằm ngửa gối gấp, một bàn tay đặt ở mạn sườn sau lưng, bàn tay kia phía trên bụng. Tay trên ấn xuống tay dưới có cảm giác có một khối gì chạm vào tay.
- Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ Dấu hiệu bập bềnh thận: bệnh nhân nằm ngửa gối gấp, một bàn tay đặt ở mạn sườn sau lưng, bà tay kia phía trên bụng. Tay phía trên ấn nhẹ xuống rồi để yên tại đó, trong khi đó tay phía dưới hất mạnh lên từng đợt phải làm nhanh và nhịp nhàng. Nếu thận to tay phía trên có cảm giác có một khối chạm vào tay. Dấu hiệu bập bềnh thận (+).
Nguồn: Tổng hợp