Chấn thương bụng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chấn thương bụng
Chấn thương bụng là một trong những cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng, bệnh nhân nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất lớn.
- Hình ảnh viêm ruột thừa trên siêu âm
- Viêm ruột thừa là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
- Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị sỏi mật
Chấn thương bụng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chấn thương bụng
Chấn thương bụng là gì?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, chấn thương bụng là một trong những chấn thương vùng bụng có thể là chấn thương bụng kín hoặc chấn thương hở có tổn thương đến các cơ quan trong bụng.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết chấn thương bụng bao gồm: Bệnh nhân cảm thấy đau bụng, nhạy đau, bụng cứng và bầm tím ở bên ngoài bụng. Bệnh nhân mắc chấn thương bụng có nguy cơ gây mất máu nặng và nhiễm trùng, việc chẩn đoán chấn thương bụng cần dựa vào siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và rửa phúc mạc, bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị.
Dấu hiệu nhận biết chấn thương ngực
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, dấu hiệu nhận biết chấn thương ngực thường không được phát hiện trong một vài ngày đầu và sau nhiều ngày khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Đối với những bệnh nhân bị chấn thương trong vụ va chạm xe cơ giới có thể xuất hiện “dấu hiệu dây an toàn”, vết bầm trên bụng dọc theo khu vực phần vòng của dây đai an toàn và dấu hiệu này có thể cho thấy rằng các cơ quan trong bụng đã bị thương.
Dấu hiệu ban đầu của chấn thương bụng bao gồm buồn nôn, nôn, có máu trong nước tiểu và sốt. Các chấn thương có thể gây đau bụng, nhạy đau, chướng bụng hay bụng cứng khi chạm vào và mất âm ruột. Chấn thương liên quan đến chấn thương trong ổ bụng bao gồm gãy xương sườn, gãy xương cột sống, gãy xương chậu và tổn thương ở thành bụng.
Những nguyên nhân gây nên chấn thương bụng
Một số nguyên nhân gây nên chấn thương bụng thường gặp bao gồm: Va chạm xe cơ giới, chấn thương thể thao cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan trong bụng như lách và thận. Té ngã và thể thao cũng là cơ chế phổ biến gây ra chấn thương bụng ở trẻ em. Chấn thương bụng có thể là do lạm dụng trẻ em và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong liên quan đến lạm dụng trẻ em, sau chấn thương sọ não.
Bên cạnh đó, vết thương do đạn cũng có thể gây ra tình trạng chấn thương bụng vì đạn thâm nhập vào phúc mạc và làm tổn thương đáng kể các cấu trúc trong ổ bụng lớn trong số 90% các trường hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương bụng
Biện pháp điều trị chấn thương ngực
Chấn thương ngực được xếp vào một loại cấp cứu ngoại khoa, việc điều trị ban đầu quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, hô hấp, tuần hoàn và xác định các chấn thương khác. Phương pháp phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp vô cùng cần thiết để điều trị các cơ quan bị thương. Thăm dò phẫu thuật là cần thiết cho những người chấn thương hở và có dấu hiệu viêm phúc mạc hoặc sốc.
Phương pháp mở bụng thường được thực hiện trong chấn thương bụng kín và khuyến khích khẩn trương nếu chấn thương bụng có khả năng gây chảy máu chết người. Mục đích chính là ngăn chặn bất kỳ nguồn chảy máu nào trước khi tiến hành điều trị triệt để tổn thương. Bởi vì thời gian cấp bách, thủ thuật này đòi hỏi sự nhanh chóng trong việc tiếp cận và kiểm soát sự chảy máu, do đó đường mổ thường dài ở giữa bụng giữa.
Chấn thương trong ổ bụng cũng thường xuyên được điều trị thành công mà không mổ nếu như bạn đang chảy máu hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Dựa trên những vết thương, bệnh nhân có thể có hoặc không cần chăm sóc đặc biệt.
Thanh Mai – ysidakhoa.net