Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản

Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản

Bệnh phình giãn thực quản là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản

Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản

Tổng quan về bệnh phình giãn thực quản

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh phình giãn thực quản còn có tên gọi khác như co thắt tâm vị, Achalasia. Đa số bệnh nhân mắc bệnh phình giãn thực quản đa số không rõ nguyên nhân.

Điểm đặc trưng của căn bệnh phình giãn thực quản là thực quản không có nhu cầu động, cơ thắt dưới của thực quản tăng trương lực và không mở hoặc không hoàn toàn khi nuốt, điều trị chủ yếu nhằm làm mất sự tắc nghẽn cơ năng ở vùng tâm vị thực quản bằng 2 phương pháp nong và phẫu thuật mở tâm vị – thực quản.

Nguyên nhân gây bệnh phình giãn thực quản

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được rõ ràng, nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra hai giả thiết, điển hình như nguyên nhân phát do sự thoái hoá của các tế bào thần kinh hoặc là thứ phát do viêm nhiễm các tế bào thần kinh do virus hoặc vi khuẩn.

Bệnh phình giãn thực quản được cho là do rối loạn thần kinh cơ của thực quản: thực quản không có nhu động khởi phát và cơ thắt dưới của thực quản không mở hoặc mở không hoàn toàn khi nuốt. Các thăm do dược lý về hoạt động của cơ thắt dưới của thực quản cũng chưa đưa ra được các giải thích chính xác hơn.

Triệu chứng lâm sàng bệnh phình giãn thực quản

Dưới đây là một số những dấu hiệu của bệnh phình giãn thực quản mà bệnh nhân có thể chú ý:

Nuốt nghẹn: Nuốt nghẹn là một trong những dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở những bệnh nhân phình giãn thực quản đây cũng là một trong những dấu hiệu có giá trị gợi ý giúp chuẩn đoán bệnh. Sau khi nuốt, bệnh nhân có cảm giác thức ăn tắc ngẹn ở vùng thấp sau xương ức hoặc vùng mũi ức. Thức ăn đặc hay bị nghẽn hơn thức ăn lỏng, nhưng hiện tưởng đảo ngược cũng không phải là hiếm gặp. Nếu có dấu hiệu này rất có giá trị chẩn đoán. Nuốt nghẹn thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, xuất hiện từng đợt và thường liên quan đến trạng thái tâm lý của bệnh nhân.

Nôn ra thức ăn: dấu hiệu này thường gặp ở 60%- 90% bệnh nhân, thời gian đầu đa số bệnh nhân thường nôn ngay sau khi bị nghẹn, càng về sau nôn xuất hiện ngày càng xa bữa ăn và số lượng dịch, tức ăn ứ đọng ngày càng nhiều.

Đau ngực vùng sau xương ức: dấu hiện này thường xuất hiện ở 30% đến 60% các bệnh nhân, hiện tượng đau ngực dạng co thắt rất dễ nhầm lẫn với bệnh mạch vành, đau ngực không liên quan tới bữa ăn và thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thể bệnh tăng trương lực ở thần thực quản (Achalasie vigourse).

Ho về đêm và biến chứng viêm phổi: tái diễn do hít phải các chất dịch ứ đọng khí phế quản.

Sút cân: ít gặp, do vậy bệnh nhân ít đi khám bệnh vào những năm đầu của bệnh.

Điều trị bằng ngoại khoa phình thực quản

Điều trị bằng ngoại khoa phình thực quản 

Điều trị bệnh phình thực quản

Mục đích quan trọng nhất của phương pháp điều trị phình thực quản là nhằm làm mất sự tắc nghẽn cơ năng ở vùng tâm vị – thực quản. Hiện nay, bệnh nhân có thể sử dụng điều trị bằng nội khoa và điều trị bằng ngoại khoa:

  • Điều trị bằng nội khoa: Điều trị nội khoa bằng các thứôc chống co thắt, đặc biệt là các thuốc kháng Cholinergic không có tác động làm giảm áp nitri (Ricordon) hoặc các thuốc ức chế calci (Nifedipine) có tác dụng làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản, có thể cải thiện tình trạng nuốt nghẹn nhưng có nhiều tác dụng làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản, có thể cải thiện tình trạng nuốt nghẹn nhưng có nhiều tác dụng phụ nên hiện nay không được sử dụng. hai phương pháp điều trị thư – thường được áp dụng và cho kết quả tốt là nong thực quản và phẫu thuật mở cơ tâm vị thực quản ngoài niêm mạc (phẫu thuật heller).
  • Điều trị bằng ngoại khoa: Nguyên tắc của phẫu thuật là rạch mở cơ thực quản tâm vị 8cm, rạch hết lớp cơ dọc và cơ vòng của thực quản và tâm vị 8cm, rạch hết lớp cơ dọc và cơ vòng của thực quản và tâm vị, để lại lớp dưới niêm mạc và niêm mạc. Sau khi mở hết lớp nguy cơ viêm thực quản sẽ phồng lên giữa hai mép mở cơ thực quản. Để đề phồng phối hợp với các thủ thuật chống trào ngược. Các phương pháp chống trào ngược được áp dụng và có kết quả tốt là dùng phình vị lớn dạ dày để tạo van chống trào ngược, van 360 độ (phẫu thuật Nissen) hoặc van 270 độ (phẫu thuật Toupet). Điều trị phẫu thuật có kết quả tốt khoảng 70 -90%.

Thanh Mai – ysidakhoa.net

Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *