Chẩn đoán điều trị và phòng chống hôn mê do đái tháo đường
Mặc dù đã chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh nhân là hôn mê do đái tháo đường nhưng việc điều trị còn phải tùy biến khác biệt tùy vào nguyên nhân cụ thể đã gây ra hôn mê.
- Hội chứng Noonan và những dị tật bẩm sinh ở trẻ
- Bệnh học nội khoa: Hội chứng Ramsay Hunt
- Bệnh học nội khoa: Bệnh Huntington
Đặt vấn đề
Theo ysidakhoa tổng hợp từ Y văn định nghĩa: “hôn mê là một trạng thái ý thức cơ thể bất tỉnh kéo dài và không thể đánh thức, không đáp ứng với kích thích từ môi trường, mất đi chu kỳ thức – ngủ và hoàn toàn không tự chủ hành vi trong thời gian này”.
Khi một bệnh nhân tiền sử đái tháo đường bị hôn mê, làm sao để chắc chắn đây là hôn mê do đái tháo đường hoặc nguyên nhân khác. Chẩn đoán nhanh chóng để áp dụng biện pháp điều trị kịp thời có thể cứu mạng bệnh nhân.
Kiểm tra và chẩn đoán
Bác sĩ Anh Tú – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Khi nghi ngờ một bệnh nhân đang hôn mê do đái tháo đường, cân nhắc chẩn đoán phân biệt cũng như xác định chính xác nguyên nhân là điều cần thiết. Các bác sĩ cấp cứu sẽ khám lâm sàng và hỏi thăm về tiền sử bệnh đái tháo đường. Sau đó, một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp:
- Xét nghiệm đường huyết tức thì.
- Nồng độ ceton máu.
- Nồng độ nitơ hoặc creatinine.
- Ion đồ: các ion kali, phosphate và natri trong máu.
Phương pháp điều trị
Như đã nói, mặc dù đã chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh nhân là hôn mê do đái tháo đường nhưng việc điều trị còn phải tùy biến khác biệt tùy vào nguyên nhân cụ thể đã gây ra hôn mê. Các phương án điều trị y học lâm sàng nội khoa bao gồm:
1. Điều trị trường hợp đường huyết cao:
Trường hợp hôn mê do lượng đường trong máu quá cao, cần xử trí:
- Chỉ định truyền dịch để phục hồi nước đến các mô.
- Bổ xung kali, natri, phosphat tùy tình trạng thực tế.
- Bổ xung insulin giúp tế bào hấp thụ đường.
- Điều trị song song hôn mê với các tình trạng khác, ví dụ: điều trị các biến chứng nhiễm trùng cơ bản.
2. Điều trị trường hợp đường huyết thấp:
Trường hợp hôn mê do lượng đường trong máu quá thấp, cần xử trí:
- Tiêm bổ xung glucagon nhằm tăng đường huyết.
- Bổ xung đường cho cơ thể.
Thông thường, khi xử trí được vấn đề bất thường đường huyết và đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng bình thường, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, không loại trừ những hậu quả của cơn hôn mê còn để lại, bởi vậy việc phòng chống cơn hôn mê do đái tháo đường luôn luôn được ưu tiên.
Phòng chống hôn mê do đái tháo đường
Việc phòng chống hôn mê do đái tháo đường không nằm ngoài tầm kiểm soát, làm thế nào để duy trì lượng đường trong máu không vượt quá ngưỡng hoặc giảm quá thấp. Sau đây là một số lời khuyên mà bệnh nhân cần ghi nhớ và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình trước nguy cơ hôn mê do đái tháo đường được Y sĩ đa khoa tổng hợp:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh theo kế hoạch, giúp kiểm soát đường huyết không biến động quá lớn do ăn uống.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: kiểm tra đường huyết giúp phát hiện bất thường và xử trí kịp thời. Đồng thời kết quả kiểm tra cần được ghi lại, chúng sẽ giúp ích cho việc điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. Một số bệnh nhân cần kiểm tra thường xuyên hơn khi bắt đầu tập thể dục hoặc tập thể dục không thường xuyên bởi nguy cơ hạ đường huyết tồn tại.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, báo ngay cho bác sĩ nội khoa để điều chỉnh liều khi đường huyết cao hay thấp.
- Có kế hoạch ứng phó những bệnh lý kèm theo phù hợp.
- Kiểm tra chỉ số ceton máu cũng như ceton niệu trong những giai đoạn đường huyết tăng. Khi chỉ số này tăng, bác sĩ sẽ có phương án ứng phó phù hợp.
- Dự trữ glucagon (dạng kit hàng ngày) và các dạng đường tác dụng nhanh có sẵn. Hai thứ này có thể cứu mạng bạn trong trường hợp hôn mê đái tháo đường do hạ đường huyết.
- Ghi lại đường liên tục (CGM), đặc biệt là nếu gặp vấn đề duy trì mức đường huyết ổn định hoặc không cảm thấy triệu chứng của đường huyết thấp (hạ đường huyết không có nhận thức).
- Cẩn trọng khi sử dụng bia rượu bởi chúng gây ra biến đổi đường huyết bất thường khó dự đoán.
- Cảm biến CGMs là công nghệ mới cấy một cảm biến nhỏ dưới da theo dõi đường huyết, và cảnh báo khi bệnh nhân gặp nguy hiểm do đường huyết biến đổi thất thường.
- Giáo dục những người xung quanh về những dấu hiệu cảnh báo, cũng như cách xử trí khi gặp tình trạng khẩn cấp.
- Đeo vòng tay hoặc dây chuyền y tế cung cấp thông tin về bệnh của bản thân. Trong trường hợp thực sự gặp phải hôn mê do đái tháo đường, các thông tin này có thể giúp người xung quanh biết tình trạng của bạn để trợ giúp kịp thời, kể cả nhân viên y tế cũng rất cần thông tin này để định hướng chẩn đoán và xử trí nhanh hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Cao đẳng Y Dược Pasteur Yên Bái chia sẻ!
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
CƠ SỞ YÊN BÁI
-Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái
ĐT: 0996 296 296 – 02166 296 296
CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
-Số 6/212 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 099 621 22 12 – 088 621 22 12
-Phòng đào tạo (P506) Tầng 5 – “NHÀ 2” – Số 49 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
ĐT: 02485 895 895 – 0948 895 895
-Phòng tuyển sinh Số 115 – Nhà N1 – Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
ĐT: 024.66 895 895 – 0926 895 895
——————————————————————————–
HỆ THỐNG CƠ SỞ TUYỂN SINH & ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
-CƠ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH: Số 37/3 Ngô Tất Tố – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 6295 6295 – 09 6295 6295
-CƠ SỞ QUẬN TÂN PHÚ: Số 73 Văn Cao – P. Phú Thọ Hòa – Q. Tân Phú – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0996 303 303 – 0886 303 303
-CƠ SỞ QUẬN 2: 232 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
ĐT: 0869.156.156 – 0996.156.156
-CƠ SỞ QUẬN 9: Số 288 Đỗ Xuân Hợp – P. Phước Long A – Q. 9 – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0996 355 355 – 0886 355 355
-CƠ SỞ QUẬN 6: Số 189 Kinh Dương Vương – P. 12 – Quận 6 – TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0869 189 199 – 0996 189 199