Muỗi truyền bệnh nguy hiểm có những loại nào?
Muỗi sống phổ biến ở khắp mọi nơi, nhưng nhiều nhất là ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Muỗi có thể có quanh năm nhưng có những mùa phát triển nhiều.
- Bệnh học Nội khoa: Phân biệt bệnh suy giáp và cường giáp
- Điều trị Lao tại nhà cần lưu ý những gì?
- Hội chứng bất sản chân bì bẩm sinh Adams-Oliver và những điều cần biết
Khi nhiệt độ lạnh, muỗi có thể vượt đông. Khi khí hậu chuyển sang ấm, muỗi hoạt động trở lại. Bài viết dưới đây đề cập những loài muỗi truyền bệnh chủ yếu.
Một số loài muỗi truyền bệnh nguy hiểm hiện nay
Cùng tìm hiểu về loài muỗi Anopheles
Theo Y học Lâm sàng, đầu tiên phải kể đến là muỗi Anopheles minimus, chúng phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi và là loài muỗi chủ yếu số một truyền sốt rét ở Việt Nam. Anopheles minimus thích hút máu người vào buổi tối và đêm. Sau khi hút máu thường đậu ở những góc tối trong nhà với độ cao dưới 2 m. Anopheles minimus là muỗi bán thuần dưỡng, chủ yếu ưa vào nhà, một số sống ngoài nhà. Muỗi này phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa.
Kế đến là loài Anopheles dirus là loại muỗi hoang dại, phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi và cũng là muỗi chủ yếu truyền sốt rét ở Việt Nam. Anopheles dirus thường đậu nghỉ ở ngoài nhà, các lùm cây quanh nhà, lùm cây ở bờ suối. Hoạt động hút máu thường vào buổi tối và đêm. Muỗi này sinh sản, phát triển mạnh vào giữa mùa mưa.
Loài Anopheles subpictus phổ biến ở các vùng ven biển nước lợ miền Bắc, là muỗi thuần dưỡng, ưa vào nhà, hút máu người và súc vật, hoạt động tìm mồi hút máu suốt đêm. Các ruộng lúa có nước, các hốc đá dọc bờ biển…là nơi đẻ trứng của Anopheles subpictus. Muỗi phát triển mạnh vào giữa mùa mưa.
Cùng tìm hiểu về loài muỗi Anopheles
Loài Anopheles epiroticus thường thấy ở các vùng nước lợ từ Phan Thiết trở vào Nam. Muỗi này thích sống trong nhà, hút máu người cả ban ngày và ban đêm. Anopheles epiroticus xuất hiện suốt mùa mưa nhưng nhiều nhất vào đầu mùa mưa.
Những loài muỗi là vector truyền bệnh khác
Muỗi Mansonia thường phân bố ở những nơi thuộc vùng nông thôn đồng bằng có nhiều ao hồ. Muỗi cái thích đẻ trứng trong các ao tù có nhiều thực vật thuỷ sinh, đặc biệt là bèo cái, bèo tây, rau ngổ…Muỗi này rất ưa thích máu người nhưng hút cả máu súc vật. Hoạt động hút máu chủ yếu vào ban đêm. Sau khi hút máu, thường đậu dưới các cánh bèo, các tán lá cây quanh nhà để trú ẩn và tiêu máu. Muỗi này phát triển quanh năm, mạnh nhất vào mùa mưa, nóng.
Muỗi Culex phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đẻ trứng ở những nơi chứa nước lặng. Có 2 loại muỗi Culex phổ biến, là vector chính truyền bệnh giun chỉ và bệnh viêm não Nhật Bản B ở Việt Nam – theo Tin Y Tế.
Những loài muỗi là vector truyền bệnh khác
Muỗi Aedes phân bố khắp nơi trên thế giới, ở các nước nhiệt đới. Aedes aegypti là vector gây dịch sốt dengue. Ở Việt Nam, Aedes aegypti thường có nhiều ở các thành phố, thị trấn, nhiều vùng nông thôn ven biển, đồng bằng, các thị trấn và nông thôn miền núi. Muỗi cái ưa thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước tương đối trong như chum, vại hay những nơi đọng nước mưa như ống máng, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, chậu cảnh… Aedes aegypti đặc biệt ưa thích hút máu người và thường hoạt động hút máu vào ban ngày. Sau khi hút máu, Aedes aegypti thường trú ẩn, tiêu máu ở trong nhà, những chỗ tối, kín gió, trên quần áo, chăn màn…Aedes aegypti phát triển quanh năm, mạnh nhất vào mùa nóng, có mưa. Aedes aegypti có khả năng chịu đựng cao với hoá chất diệt côn trùng.
Nguồn: ysidakhoa.net