Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm

Lưu ý trước khi làm xét nghiệm đối với nhân viên y tế

Để thu được một kết quả xét nghiệm hoàn chỉnh cần phải thực hiện qua các giai đoạn đó là giai đoạn trước khi làm xét nghiệm, giai đoạn làm xét nghiệm, giai đoạn đánh giá kết quả xét nghiệm và ý nghĩa lâm sàng.

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm

Bài viết sau đây tập trung trình bày về những điều cần chú ý về giai đoạn trước khi làm xét nghiệm, được chia sẻ bởi giảng viên Nguyễn Yến (GV Cao đẳng Xét nghiệm chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur).

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu

Trên thực tế có một số yếu tố có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu và gây ảnh hưởng đến quá trình này như sau khi ăn thì nồng độ các chất glucose, cholesterol, triglycerid, các acid amin, sắt và phosphat tăng lên trong máu. Sự thay đổi tư thế bệnh nhân đột ngột khi lấy máu có thể ảnh hưởng đến nồng độ các huyết cầu và các đại phân tử như các bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, protein toàn phần, các enzym, các lipoprotein và các ion gắn protein như calci, sắt…

Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu

Tin tức y dược tổng hợp, cho thấy một số thuốc sử dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm hay việc sử dụng một lượng lớn rượu trong một thời gian dài có thể làm tăng hoạt độ enzym gamma glutamyl transferase và thể tích trung bình huyết cầu. Những người hút thuốc lá có nồng độ carbohemoglobin và carcinoembryonic antigen là kháng nguyên ung thư phổi tăng. Bên cạnh đó, giá trị một số chất có thể thay đổi trong ngày, ví dụ như các hormon epinephrine, norepinephrine, aldosterone, corticotrophin, cortisol, prolactin, somatotropin, testosterone, các chất điện giải trong nước tiểu, nồng độ hemoglobin và sắt trong huyết thanh. Bệnh nhân được làm nghiệm pháp sẽ được chuẩn bị theo yêu cầu cụ thể của từng nghiệm pháp. Việc lấy mẫu phải luôn được thực hiện trong những điều kiện chuẩn, nghĩa là khi bệnh nhân đối với cùng một tư thế như ngồi hoặc nằm nghiêng, trong khoảng cùng thời gian trong ngày và sau khi buộc garô.

Ảnh hưởng của tình trạng mẫu đến kết quả xét nghiệm

Tình trạng mẫu máu trong điều kiện nhất định có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm. Sự tan máu việc xác định K+, Mg2+ hoặc LDH không thể thực hiện được ngay cả khi huyết thanh chỉ bị tan máu rất ít. Sự tan máu rõ ràng cũng ảnh hưởng đến các xét nghiệm khác. Nếu thấy mẫu bị tan máu, cần loại bỏ mẫu máu ấy và phải lấy ngay một mẫu máu mới để thay thế.

Ảnh hưởng của tình trạng mẫu đến kết quả xét nghiệmẢnh hưởng của tình trạng mẫu đến kết quả xét nghiệm

Nồng độ bilirubin trên 5 mg/dL (86 μmol/L) ảnh hưởng đến sự xác định acid uric. Các nồng độ bilirubin trên 10 mg/dL (170 μmol/L) ảnh hưởng đến sự xác định triglycerid (theo phương pháp GPO-PAP) và sự xác định creatinin. Phương pháp xác định creatinin mới không bị ảnh hưởng của bilirubin ngay cả khi nồng độ bilirubin lên đến 25 mg/dL (430 μmol/L).

Lipid cao trong máu có thể cản trở việc đo các chất bằng phương pháp đo quang. Trong trường hợp này cần loại bỏ các lipoprotein để làm trong huyết tương bằng cách sử dụng Freon.

Nguồn : ysidakhoa.net (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *