Chứng nấc cụt dưới góc nhìn Y khoa

Chứng nấc cụt có nguy hiểm không?

Dưới góc nhìn khoa học, nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những đợt co thắt đột ngột, không tự chủ, không điều chỉnh được theo ý muốn và ngắt quãng của cơ hoành.

Chứng nấc cụt dưới góc nhìn Y khoa
Chứng nấc cụt dưới góc nhìn Y khoa

Nấc cụt là gì?

Theo Y học thường thức tổng hợp thì dưới góc nhìn khoa học, nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những đợt co thắt đột ngột, không tự chủ, không điều chỉnh được theo ý muốn và ngắt quãng của cơ hoành. Mỗi đợt co thắt hình thành nên một nhịp nấc gây khó chịu nhiều cho người gặp phải vấn đề này.

Thông tin cho các bạn đọc chưa biết, cơ hoành là một cơ hô hấp chính nằm ở vị trí ngay dưới phổi, là cơ ngăn cách giữa ngực và bụng. Cơ hoành có cấu tạo hình vòm, do đó khi cơ hoành co lại sẽ hạ thấp đáy khoang ngực, làm phổi nở to ra và tạo áp lực hút không khí trong động tác hít vào. Ngược lại trong động tác thở ra thì cơ hoành giãn, đội lồng ngực cao lên và đẩy không khí ra ngoài.

Tuy nhiên, nấc cụt là một cử động không bình thường của cơ hoành, khi mà tốc độ co cơ quá nhanh nhanh, gây ra hiện tượng không khí bị hút vào quá nhanh và làm cho nắp thanh môn bị đóng lại đột ngột. Sự co thắt bất thường này gây nên nhịp rung và đồng thời gây nên âm thanh nấc cụt đặc trưng.

Cơn nấc cụt thường là sự lặp đi lặp lại những cơn co thắt bất thường nhiều lần. Mặc dù bình thường mỗi cơn nấc thường chỉ diễn ra trong vài phút, nhưng cũng có những trường hợp nấc cụt có thể kéo dài trong vài giờ thậm chí lâu hơn với tần suất khác nhau ở mỗi người.

Nấc cụt là gì?
Nấc cụt là gì?

Nấc cụt kéo dài quá 2 ngày hoặc có chu kỳ tái phát thì rất có thể cơn nấc không còn là hiện tượng bình thường mà là triệu chứng gợi ý cho những bệnh lý khác.

Các mẹo chữa nấc dân gian

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Nấc cụt kéo dài gây ra khó chịu thậm chí đau đớn và nhiều bất tiện khác cho người mắc phải. Sau đây là một số mẹo chữa nấc dân gian lưu truyền phổ biến có thể giúp chặn đứng triệu chứng này.

1. Dùng ngón cái ấn vào lòng bàn tay

Sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại với lực vừa phải sau đó tăng dần càng mạnh càng tốt. Hoặc dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải vặn ngón trỏ của tay trái. Mục đích của biện pháp này là khiến bạn thấy khó chịu song sẽ giúp gây phân tâm, tác động đến hệ thần kinh và có thể giúp ngưng nấc cụt.

2. Nín thở vài giây

Khi bị nấc cụt, hãy hít một hơi thật sâu rồi sau đó nín thở trong khoảng vài giây. Động tác nín thở này sẽ khiến nồng độ carbon dioxide trong phổi tăng cao, qua đó giúp cơ hoành thư giãn và ngăn chặn cơn nấc cụt.

3. Bịt kín đôi tai

Bịt kín đôi tai và giữ trong vòng 20 đến 35 giây. Động tác khác có tác dụng tương tự là nhấn vào vùng mềm phía sau dái tai. Hai động tác này có tác dụng tạo ra tín hiệu thư giãn thông qua các dây thần kinh phế vị, vốn kết nối với cơ hoành.

Các mẹo chữa nấc dân gianCác mẹo chữa nấc dân gian

4. Lè lưỡi

Lè lưỡi là thủ thuật có tác dụng giúp kích thích các dây thanh âm mở ra. Ngoài ra, lè lưỡi cũng góp phần giúp hít thở thông suốt hơn và những hiện tượng co thắt và qua đó cắt cơn nấc cụt.

5. Che miệng

Thực hiện động tác chụm bàn tay che miệng và mũi, sau đó tiếp tục hít thở bình thường trong khi bạn làm điều này. Động tác này có tác dụng tương tự như biện pháp ngưng thở, đó là tăng nồng độ carbon dioxide trong phổi.

6. Uống nước nhanh

Mẹo là hãy uống một hơi 10 ngụm nước nhỏ liên tục. Khi bạn nuốt nước sẽ có những cơn co thắt nhịp nhàng của thực quản đè lên co thắt của cơ hoành. Những cơn co thắt này có thể giúp bạn không còn nấc cụt.

Nấc cụt có cần thiết phải đi khám?

Nấc cụt thông thường là một hiện tượng lành tính không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số hiếm những cơn nấc kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Bs Anh Tú (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Nấc cụt kéo dài vài phút đến dưới 1 ngày là dạng phổ biến và không ảnh hưởng sức khỏe. Tuy vậy, nếu cơn nấc kéo dài trên 2 ngày (48 giờ) hoặc gây ảnh hưởng đến hô hấp, ăn, uống hoặc gây mất ngủ thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra. Thông thường nấc cụt bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, tổn thương thần kinh, đột quỵ, thậm chí là u não.

Nguồn: ysidakhoa.net(Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *