Nguyên nhân gây bệnh đục thể tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của mắt. Đây là một trong những nguyên nhân gây mù lòa điển hình ở người lớn tuổi và khả năng phục hồi bệnh rất hạn chế.
- Bệnh Whitmore: Dấu hiệu và cách điều trị
- Phương pháp điều trị hội chứng không nhạy cảm androgen
- Dấu hiệu và phương pháp điều trị hội chứng Sjogren
Nguyên nhân nào gây bệnh đục thể tinh thể?
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một bộ phận có cấu tạo như một thấu kính hội tụ. Thủy tinh thể tập trung tỷ lệ protein cao được sắp xếp theo một trật tự rất nghiêm ngặt để bảo đảm cho thủy tinh thể luôn luôn trong suốt cho phép toàn bộ ánh sáng đi qua. Đồng thời, thủy tinh thể phải có khả năng điều tiết tốt để luôn luôn hội tụ ánh sáng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.
Theo chuyên gia y tế Nguyễn Thị Thảo (GV Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur): Bệnh đục thủy tinh thể còn có tên gọi khác là bệnh cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài tạo ra các đám mờ và tình trạng đục của thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ ngăn không cho ánh sáng đi qua để đến võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.
Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:
Do tuổi già
Những người trên 60 tuổi thì mắt đã xuất hiện tình trạng lão hóa và thủy tinh thể là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể, thủy tinh thể bắt đầu cứng, độ đàn hồi giảm, khả năng điều tiết giảm. Do khả năng điều tiết giảm nên nên khi nhìn gần sẽ không rõ gây mỏi mắt. Y học lâm sàng đánh giá, đây được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người cao tuổi. Nguyên nhân có thể là do rối loạn quá trình dị hóa glucose trong thể thủy tinh làm dẫn đến quá trình tổng hợp protein của thể thủy tinh bị rối loạn.
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bẩm sinh
Bệnh đục thủy tinh thể có thể gặp ở trẻ em do bẩm sinh. Nếu người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, giang mai…thì trẻ sơ sinh có thể bị bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, khi mới chào đời do rối loạn di chuyển trẻ cũng thể mắc bệnh.
Tiếp xúc với các tia cực tím, tia X,..
Việc tiếp xúc với các tia có cường độ mạnh sẽ gây ra tổn thương thủy tinh thể cụ thể là làm cho thành phần protein của thủy tinh thể bị đông đặc lại, gây mờ mắt.
Bệnh giảm canxi huyết
Những người giảm canxi huyết sẽ khiến cả hai mắt xuất hiện những chấm đục óng ánh ở vỏ trước và vỏ sau, dưới bao thể thủy tinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh nội khoa đục thủy tinh thể.
Do sử dụng một số loại thuốc có chứa corticoid
Các loại thuốc uống hoặc nhỏ mắt có chứa corticoid, nếu sử dụng kéo dài khiến thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nấm, tăng nguy cơ cườm mắt gây đục thủy tinh thể.
Biến chứng của các bệnh lý khác
“Những người mắc bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp thường dẫn đến rối loạn trao đổi chất và kém dinh dưỡng của thể thủy tinh, dẫn đến thể thủy tinh bị đục nhanh hơn bình thường. Đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo nhóm 2.” – chuyên gia y tế Nguyễn Thị Thảo (GV Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ thêm.
Bệnh đục thủy tinh thể
Chấn thương
Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành cườm mắt. Cườm mắt cũng có thể phát triển trong vài năm sau chấn thương.
Chế độ ăn giàu chất đường galactose
Galactose là một thành phần của lactose, đường sữa. Nếu sử dụng thường xuyên chế độ dinh dưỡng này có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do lượng đường này khi tích tụ ở mắt sẽ kéo theo nhiều nước làm mất cân bằng nước điện giải của thủy tinh thể gây tăng sinh tế bào sợi làm đục.
Nguồn: ysidakhoahcm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur