Cách điều trị và phòng ngừa bệnh cúm khi thời tiết giao mùa

Điều trị và phòng ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm là một trong những căn bệnh gây ra do virus cúm ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Bệnh dễ gây thành dịch nếu không được điều trị đúng, bệnh thường gặp đầu mùa đông xuân.

Bác sĩ chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa bệnh cúmBác sĩ chia sẻ cách điều trị và phòng ngừa bệnh cúm

Bệnh cúm thường xảy ra hàng năm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Bệnh do virus cúm gây ra nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh thường tiến triển nhanh và lành tính nhưng cũng có thể gây các biến chứng nặng và nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Chuyên gia y tế Nguyễn Thảo (GV Cao đẳng Dược Sài Gòn 2020 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM) chia sẻ: Người bị nhiễm virus cúm thường có biểu hiện sốt cao sau 1-3 ngày kèm theo các triệu chứng khác như rét, nhức đầu, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng. Bệnh tiến triển lành tính nhưng cũng có thể gây các biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mãn tính hay hệ miễn dịch suy giảm. Trường hợp biến chứng nặng có thể gây viêm phổi, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Con đường lây truyền bệnh cúm

Hiện nay, virus cúm đang có nhiều chủng loại và có thể biến đổi hàng năm. Các virus này có thể gây bệnh nghiêm trọng và trở thành dịch trên phạm vi rộng. các chuyên gia cảnh báo bệnh cúm là một trong những căn bệnh có khả năng lấy lan cao do con đường lây truyền chủ yếu qua hô hấp. Khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người đang bị cúm thông qua hắt hơi, hoặc tiếp xúc như bắt tay, sờ tay nắm cửa, vòi nước bị nhiễm vi rút cúm rất có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh. Do đó, bệnh cúm thường bùng phát thành dịch ở những nơi dân cư đông đúc, khu tập thể,trường học, khu công nghiệp,…

Phương pháp điều trị bệnh cúm

Bệnh cúm là căn bệnh xảy ra phổ biến và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo tin tức y tế người bệnh có thể  điều trị bằng một trong số cách sau đây:

Phương pháp điều trị bệnh cúmPhương pháp điều trị bệnh cúm

  • Thực hiện các biện pháp cách ly và hạn chế tối đa giữ người bị bệnh với người chưa nhiễm bệnh.
  • Vì bệnh cúm do virus gây ra nên việc sử dụng thuốc kháng sinh là không có tác dụng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như chanh muối, mật ong, gừng, chanh đào
  • Ngoài ra, có thể thực hiện điều trị bằng các bài thuốc đông y như xông hơi, đánh gió cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cúm.
  • Nên bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh một cách hợp lý nhằm tăng sức đề kháng và một chế độ nghỉ khoa học. Tránh làm việc quá sức hay suy nghĩ căng thẳng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

Để phòng ngừa bệnh cúm, Chuyên gia y tế Nguyễn Thị Thảo (GV Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM)  khuyên các bạn nên thực hiện các hành động sau:

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúmCác biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

  • Sát khuẩn uế toàn khu vực ổ bệnh để phòng chống khả năng lây lan sang các khu vực lân cận.
  • Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm ăn chín uống sôi.
  • Duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Thực hiện vệ sinh khu nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ để phòng chống nguồn bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đồng thời nên che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên chủ động tiêm phòng vacxin cúm hàng năm.
  • Khi bạn có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi nên đi khám tại các cơ sở y tế sớm nhất để kịp thời điều trị. Đồng thời nên chủ động đeo khẩu trang, vệ sinh khi ho, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý, sau khi chẩn đoán mắc cúm cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác và cộng đồng.

Nguồn: https://ysidakhoa.net – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *