Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh hẹp đường mật bẩm sinh ở trẻ em

Phương pháp điều trị bệnh hẹp đường mật bẩm sinh ở trẻ em

Hẹp đường mật bẩm sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Trẻ sơ sinh sau khi sinh phát hiện mắc bệnh này sẽ rơi vào tình trạng suy gan, các tế bào gan bị tổn thương có thể dẫn tới xơ gan.

Phương pháp điều trị bệnh hẹp đường mật bẩm sinh ở trẻ em

Phương pháp điều trị bệnh hẹp đường mật bẩm sinh ở trẻ em

Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật bẩm sinh

Bệnh hẹp đường mật bẩm sinh ở trẻ có thể do một trong các yếu tố nguy cơ sau gây ra: Trong quá trình phôi bào, sự phát triển của trẻ có bất thường xảy ra gây ra hẹp đường dẫn mật. Trong giai đoạn hình thành các cơ quan, giai đoạn cuối thai kì, người mẹ mắc một số bệnh tự miễn hoặc nhiễm một trong các loại virus cũng có thể dẫn tới bệnh bẩm sinh này như: reovirus 3, virus hepatotropic, cytomegalovirus

Chuyên gia y tế Lê Ngoan, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thông thường có 3 loại hẹp đường mật bẩm sinh là: hẹp ống gan chung, hẹp rốn gan, và hẹp ở ống mật chủ

Triệu chứng do hẹp đường mật bẩm sinh gây ra cho trẻ sơ sinh

Ống mật có nhiệm vụ dẫn mật vào ruột non để tiến hành các phản ứng tiêu hóa thức ăn, khi trẻ bị hẹp đường mật bẩm sinh thì lượng mật đi vào ống tiêu hóa sẽ giảm, đồng thời mật sẽ bị ứ lại bên trong gan. Bilirubin được tạo ra do sự thoái hóa của hồng cầu, khi mật bị ứ lại trong gan thì chất này cũng không được đào thải. Theo tin tức y tế, các chất Bilirubin được tạo ra do sự thoái hóa của hồng cầu, bắt đầu tích tụ lại trong máu và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho bệnh nhi như:

Hình ảnh đường mật bình thường
Hình ảnh đường mật bình thường

  • Do tắc ống dẫn mật làm cho thức ăn tiêu hóa kém, hấp thụ kém, cơ thể bệnh nhi ngày càng suy nhược, kém phát triển.
  • Bệnh nhi có dấu hiệu vàng mắt, vàng da, cơ thể ngứa ngáy khó chịu, huyết áp cũng tăng lên.
  • Các tế bào gan bị tổn thương, gan có sẹo có thể dẫn tới xơ gan, suy gan.
  • Quan sát phân trẻ thấy màu phân nhạt, nhưng nước tiểu lại có màu sẫm do nồng độ bilirubin tăng cao, tình trạng càng kéo dài thì bụng trẻ lại càng chướng lớn.

Cách điều trị cho bệnh nhi bị hẹp đường mật bẩm sinh

* Khi có dấu hiệu của hẹp đường mật, có thể cho trẻ tiến hành một số phương pháp để xác định bệnh như: tiến hành siêu âm, xét nghiệm máu, chụp x quang, hoặc cũng có thể tiến hành sinh thiết gan nếu cần thiết.

* Trẻ được xác định bị hẹp đường mật bẩm sinh thì tiến hành phẫu thuật Kasai là điều cần thiết, không có phương pháp nào điều trị hiệu quả hơn.

– Đoạn ống bị hẹp sẽ được thay thế bằng một đoạn ruột thừa, ống hẹp sẽ bị chặn lại. Lúc này mật sẽ được dẫn từ gan, mật qua ống thay thế để đổ vào ruột non.

– Thông thường bệnh nhi sẽ phải tiến hành phẫu thuật sớm trong vòng 3 tháng đầu, để tránh tình trạng tổn thương đến gan. Các triệu chứng của bệnh cũng sẽ dần chuyển biến sau khi phẫu tuần vài tuần.

* Tuy nhiên sau phẫu thuật bệnh nhi có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Dịch mật tiết ra không đều làm cho chất béo được hấp thu ít hơn mức bình thường.
  • Cơ thể bị thiếu hụt đi một số vitamin như A, D, E, K do các loại vitamin này chỉ tan trong chất béo.
  • Trẻ mới cũng có thể sẽ biếng ăn, nhẹ cân, còi xương sau phẫu thuật.
  • Những tổn thương do gan gây tăng áp lực cho các mạch máu, dẫn tới giãn tĩnh mạch; rối loạn quá trình đông máu do thiếu tổng hợp vitamin K, xuất hiện tình trạng xuất huyết.
  • Nếu tiến hành phẫu thuật không đem lại kết quả tốt có thể dẫn tới nhiễm trùng cho trẻ.
  • Trường hợp không thể tiến hành Kasai thì có thể thực hiện ghép gan nếu có gan phù hợp.

Cần tiến hành chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ mắc phải bệnh này, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn tới tử vong.

Nguồn: ysidakhoa.net

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *