Quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng trên cận lâm sàng

Quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng

Nội soi trực tràng có đau không, nội soi trừng tràng là gì, khi nào cần nội soi trực tràng,…? Những câu hỏi và lưu ý khi nội soi trực tràng được các chuyên gia y tế giải đáp trong bài viết.


Quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng trên cận lâm sàng

Nội soi trực tràng hay nội soi đại tràng gọi chung là nội soi ống (đường) tiêu hoá dưới. Kỹ thuật nội soi trực tràng được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa, kỹ thuật này giúp các y bác sĩ chẩn đoán bệnh lý và tìm nguyên nhân gây ra bệnh ở trực tràng!

Kỹ thuật nội soi trực tràng cần được chỉ định cho đối tượng nào?

Bác sĩ Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) cho biết, nội soi trực tràng được chỉ định cho các đối tượng sau đây:

  • Xuất huyết từ hậu môn hoặc ỉa phân đen.
  • Có trĩ ở hậu môn cần được nội soi chẩn đoán.
  • Người bệnh nội soi trực tràng khi bị ỉa chảy (mới hoặc tát phát) đặc biệt là ỉa chảy kéo dài.
  • Bệnh nhân xuất hiện thấy mủ hoặc nhầy trong phân.
  • Người bệnh nội soi trực tràng khi đau ở vùng hậu môn tầng sinh dục.
  • Người bệnh nội soi trực tràng khi đau ở bụng dưới, đau lưng.
  • Trước khi phẫu thuật ở hậu môn đại trực tràng.
  • Đánh giá tiến triển hoặc hồi phục của người bệnh ở trực-đại tràng bằng kỹ thuật nội soi trực tràng.
  • Khi cần nghiên cứu vi trùng học hoặc tổ chức học vùng trực-đại tràng
  • Sốt kéo dàiThiếu máu không biết nguyên nhân.
  • Người bệnh nội soi trực tràng trong điều trị: cắt polip, làm xơ búi trĩ nốt 
  • Có các biến đổi nhu động ruột.

Chống chỉ định của kỹ thuật nội soi trực tràng

Trong Y học lâm sàng, kỹ thuật nội soi trực tràng giúp chẩn đoán bệnh lý nội khoa ngoại khoa vùng hậu môn trực tràng, nhưng một số trường hợp người bệnh không thể thực hiện kỹ thuật soi trực tràng vì:

  • Khi có cản trở không đưa được ống soi (chít hẹp)
  • Khi người được soi trực tràng có viêm nhiễm tại chỗ tối cấp cứu, nặng.
  • Trong soi trực tràng gặp u bít đường, hoặc lòng trực tràng dính thì không nên đưa ống soi tiếp.
  • Người bệnh không hợp tác với thầy thuốc (tâm thần, động kinh, phản xạ không tự chủ).

Quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng 

Chuẩn bị kỹ thuật nội soi trực tràng như thế nào?

Chuẩn bị máy soi:

  • Máy soi và các dụng kèm theo (cần được hấp vô trùng)
  • Khay đựng bệnh phẩm (khi cần sinh thiết), Adrenalin để cầm máu.

Chuẩn bị người bệnh :

  • B1: Cần giải thích trước để người bệnh an tâm, hợp tác với thầy thuốc.
  • B2: Thụt tháo 2 lần tối hôm trước và sáng hôm soi trước 3 giờ (ngày nay có thể sử dụng Microlax dạng thuốc mỡ người bệnh tự bơm vào hậu môn chừng 1/2 tuýp trước 1 giờ, rồi người bệnh tự đi ngoài trước khi soi
  • B3: Trước khi soi nhắc người bệnh đi tiểu
  • B4: Làm xét nghiệm MĐ, MC (nếu cần sinh thiết)
  • Cuối cùng: Kỹ thuật viên cần thăm hậu môn trước khi đưa ống soi.

Tiến hành soi:

Tư thế người bệnh :

  • Trong kỹ thuật nội soi trực tràng thì tư thế (gối ngực) chổng mông trên bàn phẳng (quì gối, khuỷu tay, ngực ép xuống bàn) sử dụng bàn soi cải tiến dốc 15 -20 độ rất thuận lợi khi soi.
  • Tư thế Hanes Bllie: nằm vắt trên một bàn cao.
  • Tư thế Sims: nằm nghiêng trái, co chân trên (sử dụng cho người già yếu)


Quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng sử dụng ống mềm

Các bước tiến hành kỹ thuật soi trực tràng:

  • Bước 1: Quan sát lỗ hậu môn (thường là bảo người bệnh rặn) cần xem kỹ các nếp nhăn quanh hậu môn xem: có trĩ ngoại, loét hậu môn hay nứt hậu môn, hậu môn dị thường
  • Bước 2: Thăm hậu môn bằng ngón tay đánh giá: sự co thắt cơ hậu môn thăm có u cục khi rút tay xem có máu theo tay không?
  • Bước 3: Đưa ống soi có đầu bịt qua hậu môn tới trực tràng khoảng 5cm theo đường hậu môn rốn, thì ngả ống soi xuống và rút nòng ra.
  • Bước 4: Lắp đèn soi và đưa ống soi vào sâu từ từ, nhẹ nhàng, vừa đẩy ống soi vừa quan sát thành trực tràng xem tổn thương.

Động tác soi: Kỹ thuật viên cần hạ thấp, nâng cao để theo đường đi vào. Trường hợp bị ruột bịt phải rút ống soi hơi lùi lại, bơm hơi sau đó tìm đường (khi lùi ống soi thấy hõm ống trực tràng chính là “đường” cho phép tiếp tục đẩy ống soi.

  • Bước 5: Khi ống soi vào sâu hết cỡ (tuỳ loại ống soi) lại từ từ rút ống soi ra tiếp tục quan sát nhất là đoạn 5cm cách hậu môn.
  • Giai đoạn sinh thiết: Kỹ thuật viên mở nắp kính, đưa kìm sinh thiết vào tới vị trí cần bấm sau đó cầm máu bằng que tẩm Adrenalin 1% hoặc nhét miếng gelaspon vàoCó thể sử dụng que bông quệt chất nhầy đục ở chỗ tổn thương để dàn kính soi tươi tìm ký sinh trùng (amip) trước khi sinh thiết.

Nội soi tiêu hoá đã, đang và vẫn được ứng dụng vào chẩn đoán, điều trị bệnh ngày càng đắc lực hơn. Thông tin về quy trình kỹ thuật nội soi trực tràng mang tính chất tham khảo!

Nguồn: Y sĩ đa khoa tổng hợp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *