Quy trình thử nghiệm bacitracin được thực hiện như thế nào?

Quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin

Trong Y học cận lâm sàng, các quy trình được ứng dụng giúp Y bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như hướng xử trí tốt nhất cho người bệnh, trong đó không thể bỏ qua quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin.


Quy trình thử nghiệm bacitracin được thực hiện như thế nào?

Giảng viên Nguyễn Yến – Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm –Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Chia sẻ đến các bạn kỹ thuật viên xét nghiệm về quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin như sau:

 

Mục đích

Quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin dùng để phân biệt Streptococcus pyogenes với các liên cầu tan máu (tiêu huyết) β khác, liên cầu nhóm A nhạy cảm với bacitracin.

Phạm vi áp dụng

Quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin được áp dụng ở Khoa/Phòng/Bộ phận vi sinh của các Bệnh viện.

Trách nhiệm

  • Nhân viên thực hiện: Đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh y học.
  • Nhân viên nhận định, giám sát và phê duyệt kết quả: Có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên ngành Vi sinh y học.

Nguyên tắc

Theo chường trình môn vi sinh của Trung cấp Y sĩ Đa khoa thì Bacitracin là kháng sinh phân lập được từ Bacillus subtilis, ức chế tổng hợp vách tế bào thông qua ức chế quá sinh trình tổng hợp peptidoglycan. SXT ức chế trao đổi folate, ức chế tổng hợp DNA. Liên cầu A nhạy cảm với bacitracin hơn là những liên cầu tan máu (tiêu huyết) β khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy Liên cầu nhóm A nhạy với bacitracin và SXT.

Trang thiết bị, sinh phẩm

a. Trang thiết bị

  • Tủ an toàn sinh học cấp II.
  • Tủ ấm
  • Đèn cồn, que cấy, panh, ống nghiệm thủy tinh vô trùng, giá đựng ống nghiệm.

b. Hóa chất

  • Thạch máu chứa 5 -7% máu thỏ hoặc máu cừu.
  • Chủng vi khuẩn cần thử nghiệm.
  • Khoanh giấy bacitracin D40/D40C 0,04 units hoặc D41/D41C 0,1units
  • Khoanh giấy SXT

Thạch máu quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin

Kiểm tra chất lượng

  • Các loại hóa chất, môi trường nuôi cấy phải còn hạn sử dụng và trước khi sử dụng phải được tiến hành kiểm tra chất lượng để đảm bảo chất lượng.
  • Các loại dụng cụ, hóa chất, môi trường nuôi cấy phải được kiểm tra để đảm bảo không bị nhiễm bẩn.
  • Các môi trường nuôi cấy cần được kiểm tra hàng tuần, mỗi lô mới, lưu lại kết quả sau khi kiểm tra.

An toàn

Trong Y học Cận Lâm sàng, mọi kỹ thuật và quy trình xét nghiệm cơ bản nâng cao cần được thực hiện an toàn theo quy định chung.

  • Thực hiện thao tác với mẫu bệnh phẩm trong tủ ATSH.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Nội dung thực hiện

  • Lấy thạch máu ủ ấm hoặc để ở nhiệt độ phòng trước khi thực hiện.
  • Lấy 3, 4 khuẩn lạc (khóm) ria trên thạch máu.
  • Dùng panh gắp khoanh giấy bacitracin và SXT đặt lên vùng đã ria khuẩn lạc (khóm).
  • Đặt vào tủ ấm CO2 35 – 37độC trong 18 – 24 giờ.

Kết quả  thử nghiệm tính nhạy cảm với bacitracin

Diễn giải kết quả và báo cáo

– Dương tính: nếu có vòng ức chế quanh khoanh hoặc đĩa bacitracin D40 0,04units, hoặc đường kính vùng ức chế 12mm quanh khoanh D41 0,1 units.

  • Âm tính: không có vòng ức chế.

Mức độ nhạy cảm Bacitracin

Mức độ nhạy cảm SXT

Diễn giải kết quả

S

RGroup A b-Streptococci

R

R

Group B b-Streptococci

R

S

Không phải Group A hoặc B b-Streptococci
SS

Loại trừ Group A hoặc B

bằng các test huyết thanh

Lưu ý, cảnh báo

  • Không áp dụng

Lưu trữ hồ sơ

  • Ghi chép rõ ràng kết quả và các thông tin quy định vào phiếu tiến trình nuôi cấy vi khuẩn.
  • Lưu trữ các biểu mẫu phiếu kiểm tra chất lượng theo đúng quy trình lưu trữ hồ sơ.

Nguồn: Y sĩ đa khoa Cao đẳng Y dược Pastuer tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *