Bệnh trĩ là một bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao, bệnh tuy có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng không nặng nề nên nhiều bệnh nhân thường bỏ qua, vì bệnh ở vùng kín đáo nên ngại đi khám, đặc biệt là phụ nữ.
- Mất ngủ thường xuyên và các tác hại tới sức khoẻ
- Cải thiện tình trạng đau lưng cho mẹ bầu trong thai kỳ
- Bác sĩ đa khoa hướng dẫn chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc
Bệnh trĩ – Bệnh của vùng hậu môn trực tràng, có tỷ lệ người mắc khá cao hiện nay
Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trên trên hoặc trĩ dưới hay cả hai, gây nên trĩ nội, trị ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Đây là một bệnh của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, nhất là ở những người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Hiện nay nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo GV Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết có một số yếu tố thường xuyên được nhắc đến có thể dẫn đến bệnh trĩ như:
Tư thế làm việc: Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở những người hay đứng lâu hoặc ngồi nhiều, liên tục thường xuyên như: Nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, …
Mắc bệnh lỵ và táo bón: Những người khi đi đại tiện hay rặn nhiều có thể làm cho áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần, dễ mắc bệnh trĩ.
Tăng áp lực trong khoang ổ bụng: Hay gặp ở những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, lao động chân tay nặng nhọc, …
Thói quen ăn uống không lành mạnh: như ăn uống quá mức, thiếu chất xơ, uống nhiều rượu bia/cafe, lạm dụng các chất gia vị cay nóng, …
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: U vùng hậu môn trực tràng, xơ gan, tiểu khung, … cũng là một trong những nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện.
Chảy máu – Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ
Biểu hiện, triệu chứng nhận biết của bệnh trĩ
Theo Y học Lâm sàng, dấu hiệu – triệu chứng nhận biết của bệnh trĩ cụ thể từng loại như sau:
Đối với trĩ nội: Có 4 độ để nhận biết tuỳ theo diễn tiến của bệnh như sau:
- Độ 1: Giai đoạn mới hình thành triệu chứng thường gặp là đại tiện ra máu. Máu thường lẫn trong phân hoặc chảy giọt ra ngoài, búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.
- Độ 2: Chảy máu xuất hiện nhiều hơn, gây viêm nhiễm và sưng đau ở hậu môn. Các búi trĩ sưng to hơn và lòi ra khỏi hậu môn nhưng có thể tự thụt vào được.
- Độ 3: Cảm giác khó chịu và đau đớn tăng nhiều, các búi trĩ ngày càng to và lòi hẳn ra khỏi hậu môn không thể tự thụt vào (có thể dùng tay nhét vào), niêm mạc dày và có màu hồng đậm hoặc thô ráp.
- Độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa, gây đau nhức, nghẹt búi trĩ và có thể dẫn đến hoại tử.
Đối với trĩ ngoại: Dấu hiệu thường gặp là chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác ngứa, đau, rát. Tuỳ vào tình trạng bệnh, có 4 đoạn giai với các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Giai đoạn 1: Các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, gây cảm giác cộm cộm ở hậu môn.
- Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.
- Giai đoạn 3: Các búi trĩ khá lớn, gây tắc hậu môn, khi đại tiện búi trĩ sẽ bị cọ xát và gây ra hiện tượng chảy máu, gây đau đớn.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, gây đau rát và ngứa ngáy.
Đối với trĩ hỗn hợp: Do phần trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau tạo thành, bệnh diễn tiến lâu ngày, cần phải dựa trên số múi và kích thước mỗi múi để phân loại.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ xác định tình trạng bệnh và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp khi nghi ngờ bị trĩ. Nếu bệnh đang ở gian đoạn nhẹ, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp và chỉ định điều trị nội khoa (nếu cần thiết).
Trường hợp đối với các búi trĩ lớn thì cần phải có sự can thiệp điều trị ngoại khoa như: Tiêm xơ, đốt búi trĩ, thắt trĩ hoặc phẫu thuật, …
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ, nguyên nhân, triệu chứng – dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh trĩ được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!
Nguồn: ysidakhoa.net
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường