Bác sĩ chuyên khoa giải thích định nghĩa về bệnh vàng da sơ sinh

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ đẻ non tháng do tăng bilirubin gián tiếp và chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng. Bệnh vàng da thường xuất hiện trong tháng tuổi đầu tiên của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa giải thích định nghĩa về bệnh vàng da sơ sinh

Bác sĩ chuyên khoa giải thích định nghĩa về bệnh vàng da sơ sinh

Theo đó, vàng da sơ sinh có 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý tùy vào tình trạng và dấu hiệu ở trẻ. Dưới đây là bệnh án cụ thể của một trường hợp bị bệnh vàng da sơ sinh.

Bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Mặc dù là bệnh lý phổ biến và hay gặp nhưng có thể nhận thấy rằng nếu bệnh vàng da ở mức độ nhẹ thì được gọi là vàng da sinh lý tức là hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng có thể tiến triển nặng (được gọi là vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não. Hậu quả nghiêm trọng nhất để lại cho trẻ là sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Đây chính là kiến thức y học lâm sàng mà bạn cần chú ý nếu có con trong độ tuổi sơ sinh.

Một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang bị vàng da bệnh lý và cần điều tra ngay chính là

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm hơn bình thường.
  • Dấu hiệu vàng da sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng vẫn không hết.
  • Mức độ vàng toàn thân và cả trong mắt.
  • Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…).
  • Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, các bậc phụ huynh cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các bệnh lý nội khoa khác.

Phần hành chính

Họ và tên bệnh nhi: Bé trai con mẹ Tuyền

Tuổi: 12/10/2013

Dân tộc: Kinh

Giới: Nam

Địa chỉ: Khối 5 – Phường Thành Nhất – TP Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk

Họ và tên bố: Lê Việt Long  ;                         Năm sinh: 1980

Nghề nghiệp: Cơ khí    ;                               Trình độ văn hóa: 10/12

Họ và tên mẹ: Trần Nguyễn Thanh Tuyền

Nghề nghiệp: Nội trợ     ;                              Trình độ văn hóa: 10/12

Địa chỉ báo tin: Mẹ Trần Nguyễn Thanh Tuyền, cùng địa chỉ

Ngày giờ vào viện: 15h15’ ngày 15/10/2013

Ngày giờ làm bệnh án: 20/10/2013

Lý do vào viện: Vàng da ngày thứ 2 của bệnh

Bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Phần chuyên môn

Bệnh sử: Ngày thứ 02 sau sinh, cháu bé đã xuất hiện vàng da ở mặt, ngực, bụng; màu vàng nhẹ; không sốt, không quấy khóc, bú tốt. Đến ngày 15/10 cháu vàng da tăng lên, xuất hiện thêm vùng đùi, gia đình cháu có phơi nắng nhưng không đỡ nên nhập viện điều trị.

Bệnh nhân vào khoa trong tình trạng: Tỉnh, bú tốt, thể trạng trung bình

DHST:

Mạch: 140l/ph                                   T: 37

NT: 20l/ph

Thăm khám của khoa phòng:

  • Da vàng vùng I,II,III,IV; kết mạc mắt vàng
  • Không ọc ói, bụng mềm, gan lách không lớn
  • Không ho, không khò khè, phổi không nghe ran
  • Tim đều rõ
  • Nước tiểu vàng sậm
  • Không có dấu thần kinh khu trú
  • Chẩn đoán của khoa phòng: Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp

Xử trí:  Chiếu đèn, dùng Calci

CLS đã làm:

  • CTM: (15/10/2013)
  • BC: 6,1 K/uL
  • HC: 4,04 tr/mm3
  • Hb: 13,6 g/dL
  • HCT: 46,4%
  • MCV: 99,9%
  • MCH: 33,7 pg
  • Tiểu cầu: 219 K/uL
  • Nhóm máu: A, Rh+
  • Bilirubin (TP_TT_GT): 263_10_253 umol/L

Hiện tại bệnh nhi còn vàng da nhẹ vùng ngực & bụng; kết mạc mắt hết vàng.

Những kiến thức về bệnh án vàng da sơ sinh trên đây cũng là phần mà các y sĩ đa khoa cần chú ý.

Tiền sử:

Bản thân:

Con đầu, PARA (mẹ): 1001

Sản khoa: Mẹ mang thai 40 tuần, sức khỏe thai tốt

Sinh thường, nặng 2800g lúc sinh ra

Sau sinh: Bé khóc ngay, da đỏ hồng, vận động chi tốt, có hậu môn, không dị tật bẩm sinh gì khác thường

Dinh dưỡng: Bú mẹ ngay sau sinh bình thường

Hiện tại vẫn đang bú mẹ và dùng thêm sữa bò (vì mẹ ít sữa), cho bú mỗi khi đói, số lần/ngày không cố định.

Phát triển thể chất, tinh thần, vận động:

Trẻ nằm ngửa, mở mắt, vận động tay chân tự phát, giật mình khi có tiếng động lớn.

Ngủ nhiều, khóc to khi đói, đòi mẹ, khi tiêm thuốc

Các phản xạ tự nhiên:

+  Bú mút

+  Robison

+  Root (Dùng tay kích thích xung quanh môi miệng trẻ, trẻ quay đầu, há miệng, lưỡi vận động theo vật kích thích)

Răng: Chưa mọc

Tiêm chủng: Đã tiêm lao, viêm gan B

Dị ứng: Chưa dị ứng thuốc

Bệnh tật: Chưa mắc bệnh gì

Gia đình: Khỏe

Thăm khám hiện tại:

Toàn thân:

Cháu tỉnh, bú được

DHST: Mạch: 142l/ph        T: 37

NT : 49l/ph

Chỉ số nhân trắc :    P : 3000g                             h : 49cm

  • Vòng đầu : 30cm, vòng tay : 11cm, vòng ngực : 29cm
  • Không phù, không xuất huyết tự nhiên
  • Da mềm mại, đàn hồi, không thấy rõ mạch máu, bong vảy trắng rải rác ở ngực và chi trên
  • Vàng da vùng ngực và bụng, mức độ nhẹ, kết mạc mắt không vàng.
  • Lông tơ ít ở cánh tay, tóc mềm dài khoảng 2cm thưa thớt ở trán và đỉnh đầu ; móng mềm, che kín đầu chi.
  • Thóp trước : 2-2,5cm
  • Thóp sau : Kín
  • Vòng rốn nằm giữa hõm ức và xương mu, chưa rụng rốn
  • Tỷ lệ đầu và chiều cao ¼. Vú nhô ra 1mm, quầng vú rộng
  • Hạch ngoại vi không sưng, tuyến giáp không lớn.

Những bạn theo học Trung cấp Y sĩ đa khoa hẳn cũng đã biết rõ về thông tin cơ bản này.

Cơ quan :

Tuần hoàn :

Lồng ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở

Môi hồng, chi ấm

Mỏm tim đập ở khoang liên sườn 5, ngoài đường trung đòn T 1cm

Diện đập 1cm2

Mạch rõ, đều 2 chi

Nhịp tim nhanh rõ, f=140l/ph

Chưa phát hiện tiếng tim bệnh lý

Hô hấp:

Thở bằng bụng, nhịp thở không đều 49l/ph, có cơn ngưng thở ngắn khoảng 4-5s.

Không ho, không khò khè, rút lõm lồng ngực nhẹ

Lồng ngực cân đối, khoang gian sườn giãn rộng

Phổi trong, không nghe ran, rì rào phế nang êm dịu

Rung thanh bình thường

Gõ trong 2 phế trường

Tiêu hóa

Bú được, không nôn ói

Đi cầu phân lúc sệt, lúc lỏng, màu vàng, không nhầy máu

Dấu mất nước (-)

Bụng mềm, chướng nhẹ

Gan 1cm dưới bờ sườn, không u cục trong ổ bụng

Thần kinh

Ngủ nhiều: 18-20h/ngày, giật mình khi bị kích thích bởi âm thanh lớn

Dấu màng não (-)

Không co giật, không gồng cứng, thóp phẳng

Thận, tiết niệu, sinh dục:

Tiểu không tự chủ, số lượng nước tiểu không rõ, nước tiểu vàng trong

Tinh hoàn xuống hạ nang, màu nâu đậm, sờ chắc, không sưng đỏ

Cơ xương khớp:

Tăng trương lực cơ hai bên chi

Xương: Vòng đầu 30cm, không bướu huyết tương

Thóp trước kích thước 2cm, thóp sau đã đóng kín

Lồng ngực tròn, cân đối

4 chi cong nhẹ

Không ưỡn người

Khớp:

Cử động khớp chưa linh hoạt

Máu và cơ quan tạo máu:

Lách không lớn

Hạch ngoại vi không sờ đụng

Tóm tắt bệnh án:

Bệnh nhi nam 8 ngày tuổi, vào viện với lý do vàng da vào ngày thứ 2 sau sinh

Sau khi được khoa phòng thăm khám thấy vàng da vùng I->IV kèm vàng kết mạc mắt.

Hiện tại là ngày thứ sáu của bệnh và ngày thứ 5 của điều trị: cháu vàng da vùng ngực và bụng; kết mạc mắt hết vàng, tiêu phân lỏng lúc sệt màu vàng, không nhầy máu, lượng phân vừa.

Bệnh vàng da sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da sơ sinh được điều trị thế nào?

Qua thăm khám, hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ em ghi nhận các hội chứng và triệu chứng sau:

Hội chứng vàng da:

Vàng ở mặt, ngực, bụng, 2 đùi mức độ nhẹ

Kết mạc mắt vàng

Bilirubin TP_TT_GT: 263-10-253

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa:

Đi cầu phân lúc sệt, lúc lỏng, màu vàng, không nhầy máu, số lượng vừa

Dấu mất nước (-)

Chẩn đoán sơ bộ:

Vàng da do tăng Bilirubin GT_Rối loạn tiêu hóa/Sơ sinh đủ tháng

CLS đề nghị:

Bilirubin máu

Biện luận chẩn đoán:

Nghĩ đến vàng da sinh lý do tăng Bilirubin máu GT vì:

+ Vàng da xuất hiện sau 24h sau sinh (ngày thứ 2 sau sinh)

+ Mức độ nhẹ, tốc độ tiến triển chậm

+ Bilirubin gián tiếp <16 mg/dl

+ Không kèm theo các triệu chứng: Sốt, gan lách to, thiếu máu

+ Không dấu thần kinh khu trú, không co giật, gồng người

Cần làm lại Bilirubin máu để xem xét kết quả điều trị và quyết định cho xuất viện không

Ở trẻ có triệu chứng đi cầu phân lúc sệt lúc lỏng màu vàng, không nhầy máu, lượng vừa, dấu mất nước (-) nên nghĩ đến rối loạn tiêu hóa do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch của đường ruột kém, trẻ bú mẹ ít nên giảm các kháng thể thụ động nhận từ mẹ, ngoài ra dùng thêm sữa ngoài dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Không nghĩ đến tiêu chảy cấp vì trong 1 ngày trẻ đi cầu phân lúc sệt, lúc lỏng; không có dấu hiệu nhiễm trùng, dấu mất nước (-)

Điều trị:

  • Chiếu đèn: 450-460 nm (Bịt mắt và bộ phận sinh dục)
  • Xoay trở trẻ thường xuyên
  • Tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc hợp lý
  • Nếu phát hiện nhiễm trùng rốn thì phải báo cho NV y tế
  • Cho trẻ tắm nắng 10-15’ mỗi ngày, lúc nắng ấm (8-9h) để tạo Vitamin D
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng vàng da hàng ngày

Nguồn ysidakhoa.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *