Ngoài 4 con số được đo chính xác bằng những thiết bị, máy móc kỹ thuật khác nhau như: mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở thì y sĩ đa khoa còn nhắc đến chỉ số SpO2.
- Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?
- Dấu hiệu giúp phát hiện chấn thương sọ não ở trẻ em
- Bệnh án nội khoa nhiễm trùng tiểu
Vì sao y sĩ đa khoa nói SpO2 là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 cần chú ý?
Theo đó, đây được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 mà bất kỳ một người học Y sĩ đa khoa nói riêng và ngành Y nói chung không thể bỏ qua trong quá trình làm việc. Đây chính là yếu nhất định phải có trong bất kỳ một bệnh án và trình bày vấn đề cụ thể liên quan đến bệnh nhân đều có chỉ số này. Vậy chỉ số SpO2 là gì?
Y sĩ đa khoa định nghĩa khái niệm SpO2 là gì?
Theo kiến thức chung tại Khoa y học lâm sàng thì có thể khẳng định được rằng phần nội dung về chỉ số SpO2 là phần nền tảng không thể thiếu. Đây cũng chính là kiến thức chủ yếu đầu tiên mà các bạn theo học ngành Y được giảng dạy trong trường trước khi được thực hành nghề ở bên ngoài. Bởi vì theo lý giải của các chuyên gia trong ngành thì khí oxy rất cần cho sự sống của chúng ta và có trong khí trời. Khi chúng ta hít thở thì sẽ có một oxy sẽ vào phổi. Và thành phần quan trọng nhất của máu là hemoglobine (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống và các cơ quan hoạt động bình thường. Sự vận chuyển đó xảy ra khi Hb kết hợp với oxy thành HbO2 (hemoglobine có gắn oxy). Tỷ lệ HbO2/ (HbO2+Hb) gọi là độ bão hòa oxy trong máu SpO2, nói cách khác là tỷ lệ phần trăm hemoglobine của máu kết hợp với oxy. Nếu bạn là một y sĩ đa khoa tương lai đang theo học tại các trường đào tạo y khoa chắc hẳn bạn đã nắm rõ được điều này.
Độ chính xác của SpO2 được thể hiện bằng cách đo độ bão hòa oxy bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế (SaO2). Chính việc thử nghiệm đo SpO2 nhiều lần liên tục trên 1 bệnh nhân ổn định cho thấy kết quả đo được không khác nhau. Điều đó chứng tỏ chỉ số SpO2 là con số có độ đáng tin cậy cao hơn.
Y sĩ đa khoa định nghĩa khái niệm SpO2 là gì?
Y sĩ đa khoa hướng dẫn các sử dụng chỉ số SpO2 trên thực tế với bệnh nhân
Theo đó, chính nhờ sự tin cậy của chỉ số SpO2 mà bạn có thể tận dụng để sử dụng với một số mục đích cụ thể bao gồm:
- Ngộ độc CO: Được biết, hiện tượng ngộ độc khí CO diễn ra rất phổ biến nhất là vào thời điểm miền Bắc rét đậm, rét hại. Nguyên nhân là đốt than tổ ong sưởi ấm. Khi đó, CO thay thế oxy ở vị trí gắn vào sắt trên phân tử Hb, cho nên ngộ độc CO sẽ làm tăng COHb (hemoglobine có gắn carbonmonoxide) và giảm HbO2. Điều này làm giảm độ bão hòa oxy trong máu động mạch SaO2. Tuy nhiên, SpO2 cao hơn SaO2 do sự nhầm lẫn về bước sóng của máy đo oxy dựa vào mạch đập. Bởi thế, khi bệnh nhân bị ngộ độc CO thì chỉ số SpO2 đo bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập không tin tưởng được. Khi đó, cần phải lấy máu động mạch gửi đến phòng xét nghiệm để đo SaO2 và COHb. Điều này các giảng viên dạy Trung cấp Y sĩ đa khoa cũng đã chỉ cho các bạn sinh viên của mình từ bài học đầu tiên.
- Huyết áp thấp: Đây là hiện tượng rất phổ biến vì máy đo oxy dựa vào mạch đập dựa trên dòng chảy của máu khi mạch đập nhưng SpO2 vẫn là một sự phản ánh chính xác của SaO2 khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg. Mạch mờ dần cũng không ảnh hưởng đến SpO2 đo từ ngón tay của chúng ta. Trong các tình huống mà có sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, SpO2 đo ở ngón tay có thể bị nghi ngờ không chính xác. Lúc này, sẽ sử dụng đầu dò dán lên trán vì nó vừa phát ra tia sáng vừa nhận về tia sáng phản xạ từ da (quang phổ kế phản xạ). Đầu dò ở trán đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2 so với đầu dò ngón tay và có thể nó sẽ dần thay thế các đầu dò truyền thống. Bạn nên chú ý điều này khi phát hiện bệnh nhân bị huyết áp thấp.
- Thiếu máu: Đây chính là bệnh lý nội khoa phổ biến tương đương với huyết áp thấp. Được biết, thiếu máu tức là hemoglobine trong máu giảm thấp hơn bình thường. Khi không có giảm oxy máu, máy đo oxy dựa vào mạch đập cho kết quả chỉ số SpO2 là gì vẫn chính xác khi nồng độ Hb giảm 2-3g/dL. Nếu thiếu máu nghiêm trọng hơn (Hb từ 2,5 – 9 g/dL), SpO2 đo được sẽ thấp hơn SaO2 khoảng 0,5%.
Y sĩ đa khoa hướng dẫn các sử dụng chỉ số SpO2 trên thực tế với bệnh nhân
- Sắc tố da: Chỉ số SpO2 khác nhau ở báo cáo có ảnh hưởng đến sắc tố da ở mỗi bệnh nhân. Vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân có da sậm màu thì SpO2 thấp giả tạo; trong khi đó, nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng SpO2 cao giả tạo (SpO2-SaO2=3,5%) khi SaO2 thấp hơn 70%. Móng tay bóng cũng có tác động đến chỉ số SpO2, khi móng tay sơn màu đen hay nâu SpO2 sẽ thấp hơn 2% so với SaO2, nhưng ảnh hưởng này có thể được loại bỏ bằng cách mắc đầu dò ở 2 bên của ngón tay. Chỉ số SpO2 bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xanh methylene. Nó sẽ làm giảm SpO2 đến 65% khi tiêm xanh methylene vào tĩnh mạch. Vì xanh methylene được dùng để chữa bệnh Methemoglobin cho nên không dùng SpO2 cho các bệnh nhân bị bệnh Methemoglobin.
- Phát hiện giảm thông khí: Thử nghiệm lâm sàng cho thấy SpO2 là một dấu hiệu nhạy cho việc đánh giá tình trạng thông khí khi bệnh nhân đang thở khí trời nhưng khi bệnh nhân được thở oxy hỗ trợ thì không. Khi chỉ số SpO2 (hoặc SaO2) trên 90%, PaO2 (áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch) trên 60mmHg; đường cong thể hiện sự gia tăng của SpO2 theo PaO2 bắt đầu dẹt, và sau đó sự gia tăng mạnh của PaO2 chỉ ảnh hưởng ít đến sự gia tăng của SpO2. Thở oxy sẽ đẩy đường cong tăng của SpO2 theo PaO2 càng dẹt hơn (SpO2 luôn trên 98% khi thở oxy), từ đó dù PaO2 có thay đổi lớn đi nữa thì cũng ít ảnh hưởng đến SpO2.
Trên thực tế, nhiều người đã sử dụng oxy một cách rộng rãi trong ICU (và đơn vị hồi sức sau gây mê) thậm chí khi SpO2 trên 90%. Vì đưa SpO2 lên trên 90% chưa có căn cứ nên việc cho thở oxy cần được hạn chế khi SpO2 của bệnh nhân đã trên 92% khi thở khí trời. Điều này sẽ tránh được việc ngộ độc oxy và sẽ bảo tồn được độ nhạy của SpO2 trong việc đánh giá thông khí không thích hợp. Vì thế, theo các y sĩ đa khoa chuyên nghiệp thì khi nào không sử dụng SpO2 thì có vẻ hợp lý hơn, vì SpO2 giờ đây đã được xem như là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 bên cạnh: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở mà tất cả những cán bộ y tế cần phải biết.
Nguồn ysidakhoa.net